• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

ĐỘ DÀY MÀNG SƠN KẾT CẤU THÉP BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

  • 12/08/2023
  • Tin tức

Để phát huy tính bảo vệ kết cấu trong điều kiện khí hậu tự nhiên, chịu sự tác động của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau thì độ dày màng sơn là một yếu tố cần chú trọng trong quá trình thi công sơn. Vậy độ dày màng sơn kết cấu thép bao nhiêu là hợp lý? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Độ dày màng sơn là gì? Tầm quan trọng của độ dày màng sơn kết cấu thép

Theo tiêu chuẩn ISO 4618, độ dày màng sơn (film thickness) là khoảng cách giữa bề mặt của màng và bề mặt của vật liệu nền (cụ thể là kết cấu thép).

Độ dày màng sơn là yếu tố cần chú ý khi thi công

– Độ dày màng ướt (wet-film thickness): Độ dày của vật liệu phủ ướt vừa mới được sơn, được đo ngay sau khi sơn.

– Độ dày màng khô (dry-film thickness): Độ dày của lớp phủ còn lại trên bề mặt khi lớp phủ khô hoàn toàn.

 

Đối với sơn dùng cho kết cấu thép, độ dày màng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo tính bảo vệ của sơn cho bề mặt kết cấu thép. Độ dày màng sơn kết cấu thép có ảnh hưởng đến một vài yếu tố khác nên cần phải lưu ý khi tiến hành sơn để mang lại hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thi công.

– Thời gian khô: độ dày màng sơn càng dày thì thời gian khô càng lâu

– Độ phủ: độ dày càng cao thì độ phủ càng thấp và ngược lại

– Thời gian sơn lớp kế tiếp: độ dày màng sơn càng dày, thời gian khô càng lâu hay dung môi bay hơi chậm lại càng thì thời gian để sơn lớp tiếp theo càng kéo dài.

– Tổng thời gian thi công: vì độ dày màng sơn áp dụng trong mỗi lớp sơn ảnh hưởng đến thời gian sơn các lớp kế nên nếu độ dày màng sơn không đáp ứng các tiêu chuẩn quy định thì tổng thời gian thi công cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

 

2. Độ dày màng sơn kết cấu thép bao nhiêu là hợp lý?

Khi tiến hành sơn, nhiều người thường không biết phải sơn với độ dày bao nhiêu là phù hợp. Có phải cứ sơn càng dày thì độ bảo vệ càng cao? Trên thực tế, điều quan trọng là độ dày được áp dụng phải đủ để đảm bảo khả năng chống ăn mòn cũng như độ bám dính thích hợp.  Thông thường với kết cấu, càng thi công nhiều lớp sơn, và màng sơn càng dày thời gian bảo vệ cho kết cấu càng lâu. Độ dày màng sơn kết cấu thép nên được xác định bởi các thông số được nhà sản xuất sơn khuyến nghị.

Sau đây là tiêu chuẩn màng sơn (độ dày thi công tốt nhất cho một lớp) của một số loại sơn kết cấu thép được sản xuất bởi SP Paint: 

 

Sơn lót và sơn chống rỉ Alkyd

Độ dày màng sơn của sơn Alkyd thường là:

Độ dày màng ướt: 80-100µm

Độ dày màng sơn khô: 40-50µm

Độ dày màng sơn kết cấu phù hợp đảm bảo khả năng bám dính tốt nhất

 

Sơn Epoxy

Thông thường, sơn Epoxy có độ dày màng sơn ướt là 80 - 100µm và độ dày màng sơn khô là 40 - 50µm. Một số loại sơn Epoxy khác sẽ có độ dày màng khác nhau. Cụ thể: 

Sơn lót Epoxy giàu kẽm:

Độ dày màng sơn ướt: 70 - 80µm

Độ dày màng sơn khô: 35 - 40µm

Sơn trung gian Epoxy

Độ dày ướt: 100 – 250 µm 

Độ dày màng sơn khô: 60 – 150 µm

Sơn lót trên thép không rỉ, thép mạ nhôm kẽm

Độ dày màng sơn ướt: 50µm 

Độ dày màng sơn khô: 15µm

Độ dày màng sơn kết cấu hợp lý đảm bảo tính bảo vệ kết cấu

 

Sơn PU:

Độ dày ướt: 80 – 90 µm 

Độ dày màng sơn khô: 40 - 50µm

 

Sơn chống cháy

Tùy thuộc tổng độ dày của lớp sơn yêu cầu, thi công theo các mức:

- Lớp sơn mỏng: Độ dày màng sơn ướt trung bình (TB): 150 µm; Độ dày màng sơn khô TB: 100 µm

- Lớp sơn vừa: Độ dày màng sơn ướt TB: 350µm; Độ dày màng sơn khô TB: 250µm

- Lớp sơn dày: Độ dày màng sơn ướt TB: 710µm; Độ dày màng sơn khô TB: 500µm

 

Độ dày màng sơn sẽ có sự khác nhau giữa sơn lót và sơn phủ, khi thi công chúng ta cần chú ý đến vấn đề này.

 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dày màng sơn kết cấu thép

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dày màng sơn kết cấu thép như bề mặt cần sơn, tay nghề thợ thi công, dụng cụ sơn, công tác chuẩn bị bề mặt,... Để màng sơn đạt độ dày tiêu chuẩn tốt nhất, cần chú ý đến các bước trong quá trình thi công cũng như tiêu chuẩn màng sơn của từng loại sơn.

 

Đối với dụng cụ thi công dạng phun: SP Paint khuyến nghị sử dụng máy phun sơn thông thường hoặc máy phun sơn áp lực cao (airless spray). Cỡ béc (inch/1000) khuyên dùng cho mỗi loại sơn sẽ khác nhau,  áp lực đầu súng phun tối thiểu: 150 bar/2100 psi.

Thêm vào đó, trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra độ dày màng sơn ướt bằng thước đo màng sơn ướt, hoặc máy đo màng sơn khô để đảm bảo độ dày màng sơn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trên đây, SP Paint đã cung cấp những thông tin cần thiết về độ dày màng sơn kết cấu thép tiêu chuẩn. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ Hotline: 024 221 05511 để nhận tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

CONTACT US >>

 

Bài viết khác