• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐO ĐỘ DÀY MÀNG SƠN KHÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỪ TÍNH

  • 01/03/2024
  • Tin tức

1. Một số thuật ngữ trong đo độ dày màng sơn

 

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 4618 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

- Nền (substrate): Bề mặt mà vật liệu phủ được sơn hoặc sẽ được sơn. [ISO 4618:2006]

- Lớp phủ (coating): Các lớp liên tục được hình thành từ việc sơn một hoặc nhiều lớp vật liệu phủ lên nền. [ISO 4618:2006]

- Độ dày màng (film thickness): Khoảng cách giữa bề mặt của màng và bề mặt của nền.

 

Kết cấu thép đã được sơn phủ

 

- Độ dày màng ướt (wet-film thickness): Độ dày của vật liệu phủ ướt vừa mới được sơn, được đo ngay sau khi sơn.

- Độ dày màng khô (dry-film thickness): Độ dày của lớp phủ còn lại trên bề mặt khi lớp phủ khô hoàn toàn.

- Độ dày lớp bột chưa đóng rắn (thickness of uncured power layer): Độ dày của vật liệu phủ vừa mới được sơn ở dạng bột, được đo ngay sau khi sơn và trước khi sấy khô.

 

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo độ dày màng 

 

- Hiệu chuẩn thiết bị đo, được thực hiện chủ yếu bởi nhà sản xuất hoặc bất kỳ phông thử nghiệm nào có đủ năng lực chuyên môn;

- Kiểm tra xác nhận thiết bị (kiểm tra độ chính xác được thực hiện thường xuyên theo định kỳ bởi người sử dụng, chủ yếu trước khi thực hiện một loạt các phép đo);

- Căn chỉnh thiết bị tiếp theo, nếu cần thiết, sao cho số đo độ dày do thiết bị đo được phù hợp với số đo của mẫu thử có độ dày được biết. Đối với dụng cụ đo độ dày màng, điều này có nghĩa là bằng không trên bề mặt không được phủ, sử dụng các thiết bị có độ dày đã biết như miếng chêm, hoặc sử dụng mẫu thử được phủ có độ dày màng đã biết;

- Phép đo.

 

3. Hướng dẫn đo độ dày màng sơn bằng máy đo độ dày

 

- Hiện nay, các sản phẩm máy đo độ dày là thiết bị đo độ dày chính xác mà không cần phá hủy vật liệu. Đa số các máy đo đều hoạt động dựa trên phương pháp đo siêu âm và cảm biến giữa từ trường với vật liệu cần đo.

Nguyên tắc: Độ dày màng được xác định dựa trên sự tương tác giữa từ trường và nền kim loại. Độ dày màng được xác định bởi lực cần thiết để loại bỏ bụi từ trường từ lớp phủ.

 

Đo độ dày màng sơn bằng máy đo độ dày

 

Phương pháp đo theo tiêu chuẩn: ISO 2178

- Từ trường được sinh ra bởi dụng cụ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

  • Hình dạng của nền (kích cỡ, độ cong và độ dày);
  • Các đặc tính của vật liệu nền (ví dụ: độ dẫn từ, tính dẫn nhiệt và các đặc tính xuất phát từ xử lý sơ bộ);
  • Độ nhám của nền;
  • Các trường từ tính khác (hiện tượng từ tính dư của nền và các trường từ tính ngoài).

Hướng dẫn đo:

- Chuẩn bị máy đo độ dày màng sơn (Dry-Film Thickness Gauge): Đảm bảo máy đo độ dày được chuẩn bị và hiệu chuẩn đúng cách trước khi sử dụng.

- Đặt máy đo trên bề mặt sơn khô: Đặt máy đo độ dày lên bề mặt của lớp sơn khô mà bạn muốn đo. Đảm bảo máy đo ở tư thế thích hợp và đồng đều trên bề mặt.

 

Kỹ thuật sơn SP hướng dẫn đo độ dày màng sơn

 

- Thực hiện đo độ dày: Bấm nút hoặc kích hoạt máy đo để thực hiện đo độ dày. Máy sẽ cung cấp giá trị độ dày của màng sơn.

- Thực hiện nhiều đo lường: Đo độ dày tại nhiều điểm khác nhau để có kết quả chính xác về độ dày trung bình của lớp sơn.

So với các phương pháp truyền thống, phương pháp đo độ dày màng sơn bằng máy đo độ dày không gây ảnh hưởng bề mặt bởi khả năng không phá hủy. Trên đây, chúng tôi đã cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến phương pháp đo độ dày màng sơn bằng máy đo chuyên dụng. Trong quá trình thi công nếu khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kỹ thuật hướng dẫn và tư vấn kịp thời. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ >>

Bài viết khác