• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

Quy trình thi công sơn bảo vệ kết cấu thép chi tiết nhất

  • 19/02/2020
  • Tin tức

Như chúng ta đã biết, sắt thép được sử dụng cho các công trình thi công rất dễ bị han gỉ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Để tránh tình trạng này xảy ra cũng như giảm thiểu các thiệt hại về chi phí vật tư, các nhà thầu đã sử dụng sơn bảo vệ kết cấu thép như một vị cứu tinh trong xây dựng. Hãy cùng tham khảo các tiêu chuẩn về loại sơn này qua bài viết dưới đây!

 

1. Có bao nhiêu loại sơn bảo vệ kết cấu thép?:

 

Sơn bảo vệ kết cấu thép là loại hỗn hợp vật liệu được tạo thành từ nhiều chất hóa học như dung môi pha sơn, nhựa alkyd và các chất phụ gia. Có tác dụng bảo vệ kim loại như sắt, thép... khỏi bị han gỉ và bào mòn.

 

Sơn bảo vệ kết cấu thép là lớp vỏ bọc bảo vệ kim loại khỏi bị bào mòn

Sơn bảo vệ kết cấu thép là lớp vỏ bọc bảo vệ kim loại khỏi bị bào mòn

 

Tuy chỉ là một lớp sơn khá mỏng, ước chừng khoảng 1/1000mm nhưng lớp sơn này lại khá quan trọng đối với các công trình thi công. Nó không những ngăn chặn sự oxi hóa của kim loại khi ở ngoài môi trường, mà còn tăng tính thẩm mỹ của các vật dụng cứng cáp trong công trình. 3 màu thông thường được sử dụng trong thi công là màu đỏ nâu, màu xám và ghi, ngoài ra còn một số màu không phổ biến khác cũng được sử dụng tùy theo yêu cầu công trình.

 

Trong quá trình sử dụng, sơn thường ở dạng bột nhão hay lỏng để người dùng có thể quét, lăn hoặc phun lên bề mặt sắt thép. Sơn thường phân làm 2 loại là:

  • Sơn lót: là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt kim loại và liên kết chặt chẽ với lớp sơn màu bên ngoài.

 

  • Sơn phủ: là lớp sơn màu mang lại tính thẩm mỹ cho sắt thép và cũng chính là lớp chịu tác động từ ngoại lực.

 

Sơn bảo vệ sắt thép hay gọi là sơn chống gỉ được chia làm 3 loại:

  • Sơn polythane: hay còn gọi là sơn PU được tạo nên từ nhựa polyureathane, các chất phụ gia, bột màu, polyamide và dung môi. Ưu điểm của loại sơn này là chịu mài mòn, chống tia UV tốt, nhanh khô, màu sắc đa dạng và làm tăng tuổi thọ của các kết cấu thép.

 

  • Sơn alkyd: được tạo thành từ keo alkyd, khoáng chất và phụ gia, là loại sơn được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép ở các công trình như tòa nhà văn phòng, trường học hoặc các loại tàu sắt. Sơn alkyd khô nhanh, có độ bám dính cao, dễ dàng thi công, chống gỉ và ăn mòn ở các điều kiện thường.

 

  • Sơn Epoxy: là loại sơn thường dùng để bảo vệ kết cấu thép cho các loại tàu, các bể chứa dầu hoặc khoang tàu chứa dầu để tránh tình trạng bị ăn mòn trên bề mặt kim loại. Sơn gồm 2 thành phần là sơn lót và thành phần đóng rắn nên được sử dụng ở môi trường có độ oxi hóa cao như dưới nước hoặc ngập trong dầu. Sơn epoxy rất dễ thi công và dùng được cho cả kim loại mới và cũ.

 

>>> Xem thêm các loại sơn kết cấu thép do SBC cung cấp: Sơn kết cấu thép 

 

2. Quá trình thi công sơn bảo vệ kết cấu thép hiện nay:

 

Để đảm bảo độ bền đẹp cho các công trình nên việc thi công sơn là vấn đề rất được quan tâm, đặc biệt muốn thi công sơn bảo vệ đạt tiêu chuẩn thì phải chú trọng các khâu chuẩn bị về bề mặt sơn.

 

  • Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là khâu được xem là quan trọng nhất quyết định tới sự thành công của việc thi công. Đây là công đoạn làm sạch tất cả bụi bẩn như gỉ, muối, các tạp chất hoặc lớp sơn cũ còn bám trên bề mặt kim loại. Mục đích của công đoạn này là giúp bề mặt sắt, thép bám dính tốt hơn với các lớp sơn mới. Hiện tại, có thể áp dụng một vài phương pháp làm sạch bề mặt như sử dụng bàn chải thép, máy mài hoặc dùng các chất mài mòn khô (ướt), đây là các phương pháp rất thông dụng có thể làm sạch tối đa bề mặt kim loại.

 

  • Sau khi đã trải qua khâu chuẩn bị bề mặt sơn, việc tiếp theo các công nhân cần làm đó là khẩu chuẩn bị về điều kiện thi công. Khi thi công sơn thì tốt nhất nên sử dụng súng phun thì lượng sơn bám trên bề mặt sơn sẽ đều hơn.

 

Khâu chuẩn bị bề mặt kim loại là khâu quan trọng nhất trong thi công sơn

Khâu chuẩn bị bề mặt kim loại là khâu quan trọng nhất trong thi công sơn

 

Lưu ý khi thi công sơn bảo vệ kết cấu thép

Do đặc tính hóa học khác nhau, các loại sơn khác nhau sẽ có yêu cầu thi công riêng. Vì vậy 

Trước và trong quá trình tạo lớp bảo vệ cho kim loại, chúng ta cần phải đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Những người công nhân thực hiện việc thi công sơn cần phải trải qua đào tạo bài bản, nắm rõ nghiệp vụ và quy trình.

 

  • Không thực hiện sơn khi có gió mạnh, có mưa hoặc thời tiết ẩm ướt.

 

  • Các máy phun sơn cần đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và độ sạch bên trong.

 

  • Bề mặt sơn phải được làm sạch kỹ càng theo yêu cầu, nơi thực hiện thi công phải thật thoáng mát và sạch sẽ.

 

  • Nhiệt độ hoàn hảo để thi công sơn bảo vệ là không quá 35 độ và độ ẩm không vượt quá 85%.

 

>> Xem ngay: Báo giá sơn kết cấu thép

 

Trên đây là những chia sẻ về các loại sơn bảo vệ kết cấu thép cũng như quy trình thực hiện việc phủ sơn lên kim loại.

 

Hy vọng rằng quý khách có thể lựa chọn được loại sơn phù hợp với công trình đang thi công của mình. 

Do đặc tính hóa học khác nhau, các loại sơn khác nhau sẽ có thêm yêu cầu thi công riêng. Vì vậy để tham khảo chính xác nhất yêu cầu thi công cho mỗi chủng loại sơn, quý khách hãy truy cập Website: http://sbc-tt.com/san-pham/son.htm hoặc liên hệ Hotline 096.963.0168 của chúng tôi để được hỗ trợ nhé. SBC tự hào cung cấp cho khách hàng những sản phẩm uy tín chất lượng đạt chuẩn ISO cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại, giá thành tốt nhất cho mọi nhà.

 

Bài viết khác