• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

Q&A

Tư vấn sản phẩm

Để tấm panel EPS SP có thể giữ được trạng thái tốt nhất thì khi bảo quản, cần lưu ý những điều sau:

 

- Không để tiếp xúc với nhiệt độ cao

- Cách ly tấm Panel EPS SP với mặt đất

- Không để gần các chất có thể gây cháy nổ

- Cách ly với khu có áp suất thấp

- Không để vật liệu có trọng lượng lớn đè lên bề mặt tấm Panel EPS SP

- Bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo, luôn được bao bọc cẩn thận

Tấm cách nhiệt panel EPS SP được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2015. Với các đặc tính: cách nhiệt, cách âm, chống thấm, Panel xốp ép SP được sử dụng làm vật liệu xây dựng kho lạnh, hầm đông, phòng sạch, lắp ráp văn phòng, nhà xưởng, nhà tạm...

Sơn alkyd thường có thời gian khô nhanh, nếu lưu kho lâu có thể bị kéo màng trên mặt thùng, màng này có thể bị rách trong quá trình di chuyển nên lắng xuống dưới. Tuy nhiên, khi khuấy đều sơn trước khi sử dụng, sơn vẫn đồng nhất và đều màu nên không ảnh hưởng đến chất lượng. Ngoài ra, có thể nguyên nhân do khâu bảo quản chưa được đảm bảo: thùng sơn đậy nắp chưa kín có thể khiến oxy lọt vào trong, gây phản ứng với sơn và làm khô sơn trên bề mặt. Do đó thùng nào đậy chưa kĩ thì sẽ có hiện tượng trên.

 

Sơn Epoxy là loại sơn 2 thành phần (phần sơn gọi là phần A và phần đóng rắn gọi là phần B) khô theo cơ chế đóng rắn của phản ứng hóa học, khi sử dụng sẽ trộn 2 thành phần lại với nhau. Do vậy cần phải pha trộn chính xác tỷ lệ mà nhà sản xuất sơn quy định mới đạt được chất lượng bền vững tốt nhất của sản phẩm.

 

Sơn Epoxy có thể thi công cho nhiều bề mặt cần sự bảo vệ cao như: chống ăn mòn, xâm thực của nước biển hoặc hóa chất, với khí hậu khắc nghiệt… trên các bề mặt như thép, bêtông, gỗ…Mỗi loại bề mặt cần 1 loại sơn Epoxy phù hợp riêng. Bạn cần độ bền cao hãy liên hệ nhà sản xuất sơn SP để được tư vấn cụ thể.

 

Màu trên bảng màu với màu thực tế có sự chênh lệch vì màu trên bảng màu phụ thuộc vào kỹ thuật in, do vậy luôn có sự sai biệt dù rất nhỏ.

 

Thông thường màu sơn trên thực tế sẽ có màu đậm hơn trên bảng màu do trên diện tích rộng (vài m2) so với miếng màu nhỏ trên bảng màu (4cm2). Ngoài ra màu sắc trông sáng hơn hay đậm hơn còn tùy thuộc vào loại màu, không gian và ánh sáng, màu sắc xung quanh,….

 

Dưới tác động của môi trường, màu sắc có thể bị phai dần. Chất lượng hay độ bền màu phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm, điều kiện bề mặt, điều kiện thi công và điều kiện môi trường. Khi được thi công theo đúng hệ thống và đạt các yêu cầu kỹ thuật, sơn của SP có thể giữ được màu sắc tương đối mới đẹp trong khoảng 2 – 5 năm.

  

 

Màu sơn phụ thuộc vào loại màu sử dụng và cường độ đậm nhạt. Vì thế sẽ có sự chênh lệch về giá thành giữa màu thường và màu đặc biệt. 
Chỉ cần có màu sơn thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.

 

 

Thời gian lưu trữ của sơn phụ thuộc vào chất lượng của sơn chứa trong thùng và điều kiện môi trường bảo quản.

Cách bảo quản như sau:

- Để thùng sơn ở vị trí thẳng đứng. Nắp thùng sơn phải đậy kín.

- Tồn trữ nơi thoáng mát. Tránh nơi có nhiệt độ cao.

 

 - Dầu hoả hoặc xăng không phải là dung môi của sơn lót chống rỉ nên khả năng pha loãng sơn kém. Khi đổ dầu hoả hoặc xăng vào lon sơn thấy có hiện tượng lớp sơn co lại, khi bắt đầu khuấy thấy hơi nặng tay và khó đều nếu dùng súng phun sơn có thể bị bết lại ở đầu pep súng dẫn đến tắc súng phun, nếu pha loãng ít cần tiếp tục khuấy cho đến  khi đều là sử dụng được.

- Sau khi  pha loãng và đã khuấy đều mà không sử dụng ngay thì trước khi thi công phải khuấy lại.

- Cần dùng dung môi theo khuyến cáo của đơn vị sản xuất sơn để pha loãng, sơn sẽ tan hoàn toàn và đồng nhất. Nếu sử dụng dung môi khác phải thử với 1 lượng nhỏ, nếu dung môi tương hợp thì mới sử dụng.
Đặc biệt lưu ý:  không được dùng xăng để pha loãng sơn Epoxy, PU hay sơn 2 thành phần. Vì các loại dung môi cho sơn 2 thành phần dùng loại dung môi đặc biệt là hỗn hợp của nhiều loại dung môi. Không được dùng bất cứ loại dung môi nào để pha loãng trừ dung môi của nhà sản xuất yêu cầu.

 

Về nguyên tắc, khách hàng cần thi công theo đúng hệ thống sơn đề nghị của SP Paint để đảm bảo chất lượng.

 

Trường hợp không sử dụng đúng hệ thống của SP Paint nếu có sự cố thì tuỳ trường hợp cụ thể mà SP Paint có thể cử nhân viên kỹ thuật tới hiện trường để xác định nguyên nhân sự cố và tư vấn giúp khách hàng cách khắc phục. Tuy nhiên SP Paint KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI HOÀN NHỮNG THIỆT HẠI CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ VIỆC SỬ DỤNG SƠN KHÔNG ĐÚNG HỆ THỐNG GÂY RA SỰ CỐ.

 

Trong sơn chống rỉ thường có hoạt chất chống rỉ để ngăn các tác nhân gây oxi hóa từ bên ngoài thâm nhập vào bề mặt kim loại gây rỉ sét kim loại, sơn phủ màu thường không có hoạt chất này. Nếu không sử dụng sơn chống gỉ, tuổi thọ sản phẩm rất thấp vì bề mặt kim loại không được bảo vệ nên dễ bị ăn mòn khi đó nó sẽ phá lớp sơn phủ. Vì vậy nên sơn lót chống gỉ.

Dùng giấy nhám chà trên màng sơn sau đó làm sạch bụi sơn đã chà là có thể sơn được. Lưu ý các hệ sơn phải phù hợp với nhau, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng lớp sơn ngoài phá hủy lớp sơn đã có.

Liên hệ với nhà sản xuất sơn SP để được tư vấn cụ thể.

 

Các loại sơn nói chung đặc biệt là sơn gốc dung môi tuy đã khô rồi nhưng màng sơn vẫn chưa đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất. Sau 1 thời gian nó mới đạt được tới điểm này. 

Ví dụ: Sơn dầu sau khi khô (sau 24h), nếu bấm vào bề mặt thì sẽ thấy bị mềm và dễ tróc. Nhưng sau khoảng 7-10 ngày thì màng sơn trở nên rất đanh cứng và bám chắc vào bề mặt. Sơn Epoxy khô sau 16h nhưng để đạt chất lượng tốt thì phải sau 1 tuần.