• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

HƯỚNG DẪN THI CÔNG SƠN CHỐNG CHÁY SP CHUẨN

  • 02/12/2023
  • Tin tức

1. Sơn chống cháy SP là gì?

 

Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD – SF1 là loại sơn đặc chủng chất lượng cao có gốc từ nhựa tổng hợp chống cháy, Acrylic/Epoxy, chất phồng nở và chất tạo khí ngăn cháy. Sơn có chứa khoáng chất gia cường giúp tăng khả năng chịu nhiệt và chịu lực. SP®FIRESHIELD – SF1 dùng để bảo vệ kết cấu của vật liệu như thép, gỗ, betong,…. khỏi tác động của hỏa hoạn, giúp cho vật liệu được bảo vệ không bị phá hủy trong đám cháy có thể lên đến 180 phút.

2. Hướng dẫn thi công sơn chống cháy SP 

 

2.1. Chuẩn bị bề mặt

Tất cả các bề mặt phải khô, sạch, không dính tạp chất khác. Nếu bề mặt thi công là kim loại thì phải xử lý theo tiêu chuẩn ISO 8504.

- Bề mặt thép mới chưa xử lý: Độ sạch phun hạt đạt tiêu chuẩn Sa 2.5 ( ISO 8501- 1:1998 ). Có thể chấp nhận làm sạch cơ học đạt tiêu chuẩn tối thiểu St2 ( ISO 8501-1:1998 ) tùy theo mục đích sử dụng

- Bề mặt thép đã được sơn lớp chống rỉ tạm thời: Bề mặt lớp sơn lót chống rỉ tạm thời thích hợp phải sạch, khô, không bị hư hại và không có tạp chất như dầu mỡ, bụi bẩn bám vào.

- Bề mặt có lớp sơn cũ: Lớp sơn thích hợp phải khô, sạch, không bị hư hại.

 

Bề mặt phải được xử lý trước khi sơn

 

Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD – SF1 có thể được sơn phủ trực tiếp lên bề mặt thép hoặc lên trên lớp sơn lót chống gỉ. Để đảm bảo khả năng bám dính cũng như tính chất của sơn chống cháy, bề mặt kim loại cần được sơn phủ lớp sơn lót chống gỉ theo khuyến nghị của nhà sản xuất sơn SP

 

2.2. Điều kiện thi công

Nhiệt độ bề mặt thi công tối thiểu đạt 10oC và cao hơn 5oC so với điểm sương của không khí. Độ ẩm môi trường thi công ≤ 85%.

- Khu vực thi công phải thoáng gió.

- Thời gian khô phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của môi trường thi công. Nhiệt độ cao và thông thoáng tốt giúp cho sơn khô nhanh hơn

 

2.3. Phương pháp thi công

- Khuấy thật đều trước khi thi công. Chỉ pha thêm dung môi nếu cần thiết.

- Có thể dùng súng phun, dùng cọ quét hoặc con lăn.

- Sử dụng đúng tỷ lệ và chủng loại dung môi do nhà cung cấp khuyến nghị.

- Khi thi công bằng súng phun sơn, dùng súng phun không có không khí với áp lực tại đầu súng phun (tối thiểu): 20Mpa/2900psi, cỡ béc: 215 – 319. Thiết bị sau khi thi công phải được rửa sạch bằng dung môi phù hợp.

 

Lựa chọn phương pháp thi công thích hợp

2.4. Độ dày yêu cầu

Tùy thuộc tổng độ dày của lớp sơn yêu cầu mà thi công theo các mức: Lớp sơn mỏng - Lớp sơn vừa - Lớp sơn dày. Với từng mức lớp sơn sẽ có độ dày màng sơn ướt trung bình và độ dày màng sơn khô trung bình khác nhau. Trong quá trình thi công phải thường xuyên kiểm tra độ dày màng sơn ướt bằng thước đo màng sơn ướt, hoặc máy đo màng sơn khô để đảm bảo độ dày màng sơn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

 

Thường xuyên kiểm tra độ dày màng sơn trong quá trình thi công

 

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã nắm được thông tin hữu ích phục vụ cho việc thi công sơn chống cháy SP đạt chuẩn, mang đến sự bảo vệ tối ưu cho kết cấu thép. Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết về sơn chống cháy SP vui lòng liên hệ  ngay tới SP Paint hoặc hotline 024 2210 5511 để nhận tư vấn trực tiếp.

 

 

Bài viết khác