• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

Q&A

Product advice

Được biết đến là một trong những lỗi màng sơn phổ biến khi thi công sơn PU, cùng sơn SP tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng màng sơn bị nổi bong bóng li ti ngay sau đây để có thêm kiến thức thi công sơn, đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.

 

Hiện tượng bề mặt sơn PU nổi bong bóng li ti

Hiện tượng: Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất trong ở những thợ sơn Pu mới vào nghề. Hiện tượng sơn PU bị nổi bong bóng liti là khi trên bề mặt sơn xuất hiện những điểm nhỏ như bọt nhựa bong lên tạo thành các vết bong bóng nhỏ. Những bọt này thường có kích thước nhỏ và không đồng đều trên bề mặt sơn, làm giảm tính thẩm mỹ của công trình hoặc sản phẩm sơn.

 

Bề mặt sơn nổi bọt khí, kém thẩm mỹ

 

Nguyên nhân khiến bề mặt sơn PU nổi bong bóng li ti

Có nhiều nguyên nhân khiến bề mặt sơn PU bị hiện tượng nổi bong bóng li ti, dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản:

+ Thợ sơn pha sơn không đúng tỷ lệ quy định của nhà sản xuất dẫn đến lượng cứng (đóng rắn) bị dư. Trường hợp này được lý giải như sau: khi lượng đóng rắn dư so với tỷ lệ sơn cần pha sẽ làm màng sơn khô quá nhanh trong khi xăng không bay hơi ra kịp sẽ bị nổi bong bóng phía dưới lớp sơn.

+ Lỗi do súng phun sơn, khi sơn nhiều thợ không để ý để súng phun ra với lượng quá lớn gây nổi bọt bề mặt. Ngoài ra, đối với mỗi loại sơn, nhà sản xuất thường có hướng dẫn lựa chọn cỡ bec phù hợp cho súng phun, cần lưu tâm vấn đề này khi thi công sơn để đảm bảo kiểm soát được lượng sơn mà súng phun ra.

 

Súng phun sơn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi bọt khí

 

+ Lỗi thứ ba cũng là lỗi dễ gặp khi thời gian giữa lớp lót trong và lớp phủ quá gần nhau, làm cho bề mặt sơn không kịp thoát khí ra ngoài.

+ Lỗi do phun sơn quá dày, lớp sơn bề mặt đã khô trong khi lớp sơn bên trong chưa khô kịp không thể thoát khí ra ngoài.

+ Dung môi pha sơn bay hơi quá nhanh làm khô bề mặt sơn, bọt khí không thoát ra kịp.

+ Nhiệt độ phòng sơn quá cao gây lỗi tương tự như trường hợp dung môi bay hơi nhanh.

 

Biện pháp phòng tránh/sửa chữa

+ Pha sơn đúng tỷ lệ theo yêu cầu của nhà sản xuất. Cần đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật của sơn trước khi thi công.

+ Thi công sơn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất đưa ra.

+ Đối với khu vực sơn bị nổi bọt khí cần xử lý chà nhám lại bề mặt cho nhẵn sau đó thi công một lớp sơn mới.

 

Trên đây là một số nguyên nhân lý giải hiện tượng bề mặt sơn bị nổi bong bóng li ti, tùy từng loại sơn, khi thi công cần nắm bắt chắc các hướng dẫn kỹ thuật, thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất sơn đưa ra để đảm bảo mang đến bề mặt sơn thẩm mỹ, bền đẹp. 

Thương hiệu sơn SP Paint hiện đang phân phối dòng sơn cao cấp PU (Polyurethane 2K SP®THANE) đáp ứng các yêu cầu cao về mỹ thuật và chất lượng.

 

Sơn PU - dòng sơn cao cấp mới của SP Paint

 

Đây là loại sơn cao cấp được khách hàng rất tin dùng trong việc bảo vệ công trình, vật liệu của mình một cách tối đa và bền bỉ nhất. SP Paint đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật giúp cho việc thi công không còn là trở ngại, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình. LIÊN HỆ với chúng tôi ngay để nhận tư vấn về màu sơn và các hướng dẫn kỹ thuật khác.

 

🔸 Dự án: Nhà máy DSNOMURA VINA Bắc Ninh

🔸 Địa chỉ: Lô CN7-3, Khu công nghiệp Yên Phong II-C, Thị Trấn Chờ, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh.

🔸 SBC cung cấp cho dự án DSNOMURA 4000m2 tấm sàn SP Deck, mang đến giải pháp thi công tối ưu cho công trình.

 

Dự án nhà máy DSNOMURA sử dụng tấm sàn SP Deck

 

🎯 Tính thẩm mỹ, độ bền, lợi thế về tải trọng, chi phí là một trong những yếu tố giúp SP Deck được rất nhiều chủ đầu tư tin dùng cho dự án của mình.

 

Biên dạng tấm nền phẳng mang đến tính thẩm mỹ vượt trội cho công trình

 

 

📞  Liên hệ hotline của chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá nhanh nhất.

 

 

🧧 Trong không khí rộn ràng những ngày cận Tết, SBC T&T xin trân trọng thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn như sau:

🌸 Thời gian nghỉ chính thức: từ thứ 5 ngày 08.02.2024 (tức 29.12.2023 âm lịch) đến hết thứ 4 ngày 14.2.2024 (ngày 05.01.2024 âm lịch).

🌸 Thời gian đi làm trở lại: thứ 5 ngày 15.02.2024 (tức 06.01.2024 âm lịch)

 

🧧 SBC T&T xin kính chúc Quý đối tác, Quý khách hàng và gia đình có một kỳ nghỉ Lễ tràn đầy niềm vui, bình an, hạnh phúc.

-------------------------------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

💻 Facebook: sbcttvietnam

 

 Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế có tổng mức đầu tư tối thiểu 3.916 tỷ đồng với tổng diện tích khu đất thực hiện dự án khoảng 86.216 m².

 

Phối cảnh Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế

 

SBC T&T, tự hào là đơn vị cung cấp cho dự án hơn 4000m² sơn chống cháy SP Fireshield SF1. Đây là sản phẩm sơn chống cháy chất lượng cao, đã được kiểm định và đạt các tiêu chuẩn an toàn. Sơn chống cháy SP Fireshield SF1 giúp gia tăng khả năng chống cháy và bảo vệ cho công trình xây dựng.

 

Dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Huế được xây dựng tại Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế. Bậc chống cháy của công trình là R30, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chống cháy.

 

* Dưới đây là một vài hình ảnh thi công sơn chống cháy SP tại công trình:

 

 

Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm sơn chống cháy SP ® FIRESHIELD – SF1 chất lượng cao, bảo vệ và nâng cao tính an toàn cũng như thẩm mỹ cho công trình. Sản phẩm thích hợp cho cả hai phương án thi công là trên kết cấu thép tại nhà xưởng hoặc sơn tại công trình đã được lắp dựng hoàn thiện.

---------------------------------------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Hiện tượng lỗ kim, bọt khí là gì?

Lỗ kim là các lỗ nhỏ dạng lõm hoặc lỗ trên bề mặt lớp sơn Epoxy. Thường do phản ứng khí hoặc sự giải phóng khí trong quá trình khô cứng. Bọt khí, mặt khác, là các túi khí bị mắc kẹt và xuất hiện trên bề mặt lớp sơn epoxy.

 

Lỗ kim, bọt khí gây ra lỗ rỗ bề mặt sàn

 

2. Ảnh hưởng của hiện tượng lỗ kim, bọt khí đến bề mặt sàn

 

2.1. Về độ bền cơ học

Lỗ kim và bọt khí có thể làm giảm độ bền và độ bền cơ học của lớp sơn Epoxy. Các lỗ trống và khí bọt có thể làm giảm tính kết dính và độ cứng của bề mặt sơn, làm cho nó dễ bị trầy xước, vỡ hoặc bong tróc. Điều này ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của sàn.

 

2.2. Tính thẩm mỹ

Sàn phủ lớp sơn Epoxy có thể mất đi tính thẩm mỹ nếu bề mặt xuất hiện lỗ kim hoặc bọt khí. Nhìn tổng thể, những lỗ kim nhỏ hoặc các vết bọt khí có thể làm cho bề mặt không đồng đều và không đẹp mắt. 

 

Những khuyết điểm liên quan đến bề mặt sàn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng

 

2.3. Khả năng làm sạch và vệ sinh

Lỗ kim và bọt khí có thể khiến việc làm sạch và vệ sinh bề mặt sàn trở nên khó khăn. Các lỗ trống có thể làm cho bề mặt trở nên nhám hoặc dễ bám bẩn, trong khi bọt khí có thể làm tăng sự hấp thụ và bám dính của bụi hoặc các chất lỏng, lâu ngày sẽ để lại nấm mốc trên bề mặt sàn.

 

2.4. Hiệu suất chống trượt

Một lớp sơn Epoxy không đồng đều do lỗ kim hoặc bọt khí có thể làm giảm hiệu suất chống trượt của sàn. Bề mặt không đồng đều có thể tăng sự trơn trượt và làm tăng nguy cơ sự cố về an toàn.

 

3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng lỗ rỗ bề mặt khi thi công sơn sàn Epoxy

 

- Trường hợp bề mặt sơn sàn epoxy có nổi hạt do trong sơn bị lẫn vẩy hoặc màng sơn khô. Đây là do khi thi công làm sàn epoxy thì không vệ sinh sạch sẽ thùng chứa sơn, dụng cụ thi công để các vảy sơn khô sót lại lẫn vào sơn.

- Bề mặt không chuẩn bị đúng: Bề mặt không được chuẩn bị cẩn thận trước khi thi công sơn Epoxy có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ rỗ. Bụi, dầu mỡ, chất bẩn còn lại trên bề mặt có thể làm cho lớp sơn không kết dính đều, làm tăng khả năng hình thành lỗ rỗ. 

- Pha sơn không đúng tỉ lệ: Do sơn bị loãng quá nên có nhiều bọt khí vì vậy khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn, khi khi màng sơn khô thì bị vỡ tạo những vết rỗ

- Do sử dụng sơn Epoxy có chất lượng kém, hoặc do hàng giả hàng nhái

 

4. Cách xử lý màng sơn bị lỗ rỗ khi thi công sơn sàn Epoxy

Nếu màng sơn Epoxy đã bị lỗ rỗ sau khi thi công sàn, có một số cách xử lý để sửa chữa vấn đề này:

 

- Sử dụng máy mài chà nhẹ nhàng để loại bỏ màng sơn Epoxy bị lỗ rỗ. Mài nhẹ chỉ để loại bỏ phần bề mặt bị ảnh hưởng mà không làm hỏng toàn bộ lớp sơn. Sau khi mài, dùng bàn chải hoặc hút bụi để làm sạch bề mặt, vệ sinh sạch sẽ sau đó thi công thêm 1 lớp sơn phủ. 

 

- Pha loãng sơn Epoxy theo đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất, sau đó sơn thêm 1 lớp phủ. Lưu ý pha sơn theo đúng tỷ lệ và thi công chính xác để đảm bảo chất lượng của lớp sơn mới.

- Kiểm tra lại quy trình thi công: Đối với các lỗ rỗ lớn hoặc tái xuất hiện, nên kiểm tra lại toàn bộ quy trình thi công từ việc chuẩn bị bề mặt, trộn sơn, cho đến quá trình thi công và điều kiện môi trường. Đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tái phát hiện tượng lỗ rỗ.

 

Thi công đúng kỹ thuật để tránh hiện tượng lỗ kim, bọt khí

 

- Cần thay đổi sang dòng sơn Epoxy có chất lượng tốt hơn. Hiện tại thương hiệu SP Paint đang cung cấp dòng sơn lót sàn lăn Epoxy SP®SEALER với nhiều đặc tính nổi trội về chất lượng:

+ Sơn dễ thi công, độ bám dính tốt. Khả năng chịu hóa chất tốt, chịu muối, môi trường hơi nước biển.

+ Thời gian khô nhanh, giúp tiết kiệm được thời gian thi công.

+ Chịu được độ nén cơ học tương đối cao, giúp bảo vệ tốt hơn cho bề mặt sàn. Các xe chở hàng lớn cũng có thể đi lại dễ dàng.

+ Giúp che đi được khuyết điểm của bề mặt cần sơn.

 

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí và báo giá nhanh nhất!

CONTACT US>>

Among many floor designs such as cement board, prefabricated light panel, rough steel floor, SP Deck floor stands out with its outstanding advantages. Let's explore the great advantages of SP Deck right in the article below.

1. ABOUT SP DECK

SP Deck floor panels, also known as Truss Deck reinforced floor panels, are a type of metal floor panel used in the construction industry, considered a new breakthrough in construction. SP Deck is made of steel and has a special design for easy installation during the construction of projects such as houses, factories, high-rise buildings, and other industrial projects. By combining concrete and steel, SP Deck helps increase the durability and hardness of the floor.

SP Deck is constructed from steel base and steel bones

SP Deck is composed of floor panels, welded nails, deck keels, and keel fixing purlins. In particular, construction steel has diameters from 5 to 12, base steel plates from 0.5 to 0.75 mm. SP Deck has a nearly flat base plate profile with rolled construction steel welded directly to the floor plate, the height of the steel system will depend on technical requirements.

2. TOP 6 OUTSTANDING ADVANTAGES OF SP DECK FLOOR 

 

SP Deck was born to bring the ultimate construction solution for industrial projects and buildings. Specially designed to meet the strict requirements of the construction industry, SP Deck offers many outstanding advantages. 

 

2.1. Save construction time

SP Deck panels are designed to be faster and easier to install than traditional methods such as concrete construction. Welded nails help connect the floor to the steel structure beam system, replacing floor formwork and combining with the reinforced concrete floor. Because there is a pre-welded steel system, construction time is significantly accelerated. This helps shorten the total construction time and reduce labor costs.

 

SP Deck is easy to install

 

2.2. High aesthetics

With a nearly flat base panel profile, SP Deck brings outstanding aesthetics, allowing the ceiling work to be skipped. For this reason, SP Deck is the perfect choice for projects that require high aesthetics.

 

Aesthetic surface of SP Deck

2.3. Optimized load

Structural features include a steel mesh system reinforced inside the concrete layer to help the floor withstand loads from external impacts. With high load-bearing capacity, SP Deck creates a solid foundation for the upper floors of buildings and structures. This is especially important in industrial projects and high-rise buildings.

                          

2.4. Cost savings

The most outstanding feature of SP Deck is its ability to span a very large span, up to more than 5 meters, saving the volume of secondary beams, thereby saving costs for the entire project. Furthermore, SP Deck can be produced according to samples at the factory and significantly reduces the amount of concrete and steel reinforcement thanks to the corrugated iron grooves, minimizing waste, so costs are greatly optimized.

 

2.5. Precision steel details

Being composed of a pre-combined steel and base plate, the steel details are precise, shortening the process of constructing the lower layer steel, making no errors and making it easy to control quality, improving work efficiency.

 

SP Deck with precision steel details

2.6. Durable

With superior quality and corrosion resistance, SP Deck panels have a long life and low maintenance requirements. This saves long-term costs on your project.


As one of the pioneers in producing SP Deck floor panels in Vietnam, SBC is currently providing the market with high quality industrial floors and SP Deck floors with a modern production line system and process. Strict quality inspection.

 

With production capacity and a team of staff with many years of experience, SBC confidently brings customers SP Deck floor panel solutions and overall construction solutions with top quality. Please CONTACT us for the fastest consultation and quote.

 

🔥 Dự án: Nhà xưởng Công ty Cổ phần DSVK

🔥 Địa chỉ: KCN Sóng Thần III, P. Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

🔥 Hệ sơn sử dụng: Sơn chống cháy SP Fireshield

🔥 Giới hạn chịu lửa: bậc III R45

 

 

 

 

 

➡️ Việc sử dụng sơn chống cháy cho các công trình nhà xưởng là cần thiết để đảm bảo an toàn cho con người và hoạt động sản xuất khi nhà xưởng công nghiệp là nơi chứa nhiều vật liệu dễ cháy. SP Paint tự tin cung cấp sơn chống cháy cho các dự án nhà xưởng công nghiệp với chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá nhanh nhất!

CONTACT US >>

🌸 SBC T&T trân trọng thông báo đến Quý khách hàng và Đối tác lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024 như sau:

⏰Thời gian nghỉ: 01/01/2024 (Thứ 2)

⏰ Thời gian làm việc trở lại: 02/01/2024 (Thứ 3)

🌸 Xin chân thành cảm ơn Quý Khách hàng và Đối tác đã đồng hành cũng SBC T&T trong suốt năm 2023 vừa qua. Kính chúc Quý Khách hàng, Đối tác cùng gia đình có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ, đầm ấm, một năm mới An Khang - Thịnh Vượng.

----------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

💻 Facebook: sbcttvietnam

 

Kiểm định sơn chống cháy là một trong những chủ đề được nhiều nhà sản xuất sơn và cả người tiêu dùng quan tâm. Cùng SP Paint tìm hiểu về tiêu chuẩn kiểm định sơn chống cháy ngay sau đây!

 

1. Sơn chống cháy là gì?

Sơn chống cháy là sản phẩm sơn phủ lên bề mặt vật liệu cần bảo vệ tùy theo thời gian yêu cầu, từ 30 phút, 45 phút có thể lên tới 180 phút. Sơn chống cháy ngăn lửa và nhiệt lượng lan truyền vào bề mặt vật liệu, bảo vệ tài sản hay thiết bị không bị biến dạng do ngọn lửa và nhiệt gây ra.

Thành phần nguyên liệu làm sơn chống cháy có rất nhiều nhưng cùng chung quy chế hoạt động. Một số nguyên liệu phổ biến hiện nay như nhựa acrylic, nhựa epoxy, nhựa alkyd,… 

 

2. Giới hạn chịu lửa của sơn chống cháy là gì?

Giới hạn chịu lửa của sơn chống cháy được xác định bởi số phút mà nó có khả năng chịu được tác động của lửa trước khi bị cháy hoặc mất tính chất bảo vệ. Thông thường, giới hạn chịu lửa của sơn chống cháy sẽ có thông số ghi trên bao bì hoặc được cung cấp bởi nhà sản xuất.

 

Kiểm tra giới hạn chịu lửa của sơn chống cháy

 

Ví dụ, một loại sơn chống cháy có giới hạn chịu lửa là 60 phút thì có nghĩa là khi sơn được sử dụng để bảo vệ vật liệu, nó có khả năng chống cháy, giữ cho vật liệu không bị phá hủy bởi lửa trong khoảng thời gian 60 phút trước khi bị ảnh hưởng hoặc mất hiệu quả chống cháy. Giới hạn chịu lửa của sơn chống cháy có thể được thử nghiệm và chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế như ASTM E119, UL 723 hoặc EN 1366-1, đảm bảo rằng sơn đáp ứng các yêu cầu về chống cháy và an toàn.

 

3. Quy định kiểm định kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo nghị định mới của Chính phủ

Theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định việc kiểm định PCCC đối với mẫu cấu kiện và mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy mới đây, có một số điểm mới trong công tác kiểm định kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy như sau:

 

Theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, sẽ không kiểm định giới hạn chịu lửa của sơn, vữa chống cháy hoặc vật liệu dùng để sản xuất các loại cửa, vách ngăn cháy mà kiểm định giới hạn chịu lửa của cấu kiện (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, kính ngăn cháy…), kết cấu (dầm, cột, sàn, tường…) được bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy (sơn chống cháy, vữa chống cháy hoặc vật liệu chống cháy khác…).

– Mục đích của việc sử dụng kết cấu được bảo vệ bằng vật liệu hoặc chất liệu chống cháy là nhằm tăng cường khả năng chống cháy, nâng bậc chịu lửa cho các tòa nhà, công trình.

 

Sơn chống cháy được sử dụng nhằm tăng cường khả năng chống cháy cho nhà máy, nhà xưởng

 

Ví dụ: Nhà khung thép tiền chế có bộ phận chịu lực là các kết cấu thép có giới hạn chịu lửa R15 (15 phút) thì có bậc chịu lửa là bậc IV, tuy nhiên nếu các kết cấu thép này được bọc bảo vệ bằng sơn chống cháy và đạt được giới hạn chịu lửa là R90 thì sẽ nâng bậc chịu lửa cho nhà lên thành bậc II (quy định tại Bảng 4 Quy chuẩn 06:2020/QCBXD).

 

– Với mỗi loại tiết diện, hình dạng (ví dụ tiết diện chữ I, H, L, C, U, hình dạng tròn, hộp, rỗng…) và kích thước của kết cấu thép khác nhau và vị trí bố trí khác nhau được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy đều phải thử nghiệm giới hạn chịu lửa để có kết quả cụ thể, tương ứng.

Ví dụ, xét đến một dự án xây dựng sử dụng các cấu kiện thép với các loại cột, dầm và kèo với các tiết diện, hình dạng, kích thước và các sắp xếp vị trí khác nhau (chính giữa, góc công trình, hoặc chỉ có một mặt tiếp xúc với lửa), nếu những cấu trúc này được bảo vệ bằng một loại sơn chống cháy cụ thể, yêu cầu giới hạn chống cháy là R60 thì mỗi loại cột thép, dầm hoặc kèo sẽ cần phải trải qua thử nghiệm để đạt được giới hạn chịu lửa R60 phút. Thử nghiệm giúp xác định cấu tạo cụ thể của lớp sơn bảo vệ tương ứng cho từng cấu trúc riêng lẻ.

 

– Dưới đây là tiêu chuẩn để thử nghiệm các loại kết cấu, cấu kiện ngăn cháy:

+ Đối với cửa ngăn cháy: TCVN 9383-2012;

+ Kính ngăn cháy: ISO 3009:2003;

+ Bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải (màn, rèm, vách ngăn cháy): TCVN 9311-1:2012; TCVN 9311-8:2012;

+ Ống gió: ISO 6944-1:2008;

+ Van ngăn cháy: ISO 10294-2:1996.

+ Kết cấu bọc bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy: Kết hợp các tiêu chuẩn BS EN 13381, ISO 834-10 và ISO 834-11.

 

4. Kiểm định sơn chống cháy SP Fireshield

Là một trong những sản phẩm chủ đạo của SP Paint, sơn chống cháy SP Fireshield SF1 luôn được trải qua các thử nghiệm quan trọng để xác định khả năng chịu lửa của các bộ phận kết cấu được bọc bảo vệ bởi sơn chống cháy. Theo thử nghiệm BS EN 13381-8:2013 mới đây (tiêu chuẩn thử nghiệm kêt cấu thép được bọc bảo vệ bằng sơn chống cháy), SP Fireshield đều đáp ứng được giới hạn chịu lửa tiêu chuẩn.

 

Thử nghiệm khả năng chịu lửa của sơn chống cháy SP Fireshield SF1

 

Khả năng chống cháy cao với cơ chế tự động, tạo ra các khí không bắt lửa ngăn cản ngọn lửa tiếp xúc với kết cấu sắt thép và các vật liệu cần bảo vệ. Nhờ đặc trưng nổi trội, SP Fireshield tự tin bảo vệ vật liệu, công trình của bạn khỏi cháy nổ, hỏa hoạn. 

 

SP Paint luôn cam kết mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm sơn chống cháy chất lượng đảm bảo với mức chi phí hợp lý. LIÊN HỆ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và nhận báo giá nhanh nhất.

 

1. Sơn PU là gì?

Sơn polyurethane (được viết tắt là sơn PU) là một loại sơn được sản xuất từ hợp chất polyurethane. Polyurethane là một nhóm các polymer có chứa liên kết urethane, được tạo thành từ phản ứng giữa polyol và nhóm isocyanate.

Về dòng sơn PU, hiện tại SP Paint đang cung cấp ra thị trường sơn phủ màu Polyurethane 2K SP®THANE. Đây là loại sơn Polyurethane 2 thành phần, đóng rắn bằng Polyisocyanate. Sơn bảo vệ và trang trí trên tất cả các bề mặt có yêu cầu cao về độ bền màu trong môi trường có độ ăn mòn cao đã được xử lý thích hợp. Sơn dùng cho mục đích sử dụng lâu dài ngoài trời trong các ngành công nghiệp, tàu biển, các công trình xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.


 

2. Lợi ích của sơn phủ màu PU cho bề mặt kim loại

- Phải kể đến trước tiên, đó là sơn rất bền nước, bền thời tiết, bền tia tử ngoại. Vì vậy sơn có thể bảo vệ cho công trình của bạn trong mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, môi trường.

- Sơn có độ bám dính tốt, thời gian khô tương đối nhanh. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thi công.

 

Sơn PU tạo ra lớp phủ hoàn hảo cho bề mặt vật liệu

 

- Hơn nữa, sơn cao cấp PU còn có độ bền màu, độ bóng rất cao, màu sắc đa dạng, hấp dẫn, dễ dàng trong thi công và sử dụng.

- Đây là loại sơn cao cấp được khách hàng rất tin dùng trong việc bảo vệ công trình, vật liệu của mình một cách tối đa và bền bỉ nhất.

 

3. Một số thông tin về sơn phủ màu PU 2K

 

Mục đích sử dụng: Sơn phủ trên thép không rỉ, thép mạ nhôm, kẽm, inox SP®CRYL, có thể sơn lên cửa, cổng sắt mạ kẽm, các hộp và ống thép mạ kẽm, ống kẽm nguyên chất, lan can, cầu thang, song cửa sổ, các bề mặt từ kẽm và inox đảm bảo không bị ăn mòn, chất lượng thách thức thời gian và hoàn toàn chịu được sự khắc nghiệt của môi trường.

Đặc tính

+ Độ bám dính cao, độ bền màu và độ bóng tuyệt hảo.
+ Màng sơn đanh cứng, chịu mài mòn và va đập cao.
+ Chịu thời tiết khắc nghiệt trong môi trường ăn mòn cao, chịu UV và hóa chất ăn mòn.
+ Chịu được môi trường acid, kiềm, xăng dầu, kháng nước tốt.
+ Có thể sử dụng cho các bề mặt bị làm nóng đến 1000C (không liên tục).

Cách thức sử dụng: Sơn được thi công bằng súng phun thông thường, súng phun sơn ap lực cao, cọ/chổi sơn, rulo/con lăn.

 

Lựa chọn dụng cụ thi công phù hợp khi sơn sơn PU

Vật liệu sử dụng: Sử dụng cho kết cấu thép thông thường, kết cấu thép mạ, xà gồ, hộp mạ dùng cho trong nhà và ngoài trời.

Tương thích của từng lớp: Sơn có thể tương thích với các lớp sơn lót 1k ( Alkyd, Axit hóa….).

Thời gian bảo vệ: 5 -15 năm tùy môi trường và số lớp và chiều dày lớp sơn.

Định mức sơn: 8 - 10 m2/kg/lớp 40µm (Tùy thuộc điều kiện bề mặt).

 

Sơn cao cấp PU SP®THANE của SP Paint được chứng nhận đạt TC JIS K5657 Nhật Bản, TCVN 9013:2011, TC ISO 9001:2015, TC ISO 14001:2015. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp sơn công nghiệp cho hàng loạt dự án lớn nhỏ, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả sơn SP trên thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhanh nhất, chính xác nhất!

>> CONTACT US

Thi công sơn đúng quy trình rất quan trọng, việc này không chỉ giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi những tác nhân môi trường bên ngoài mà còn nâng cao tuổi thọ cho công trình. Sau đây, SP Paint sẽ thông tin đến bạn đọc quy trình thi công sơn sàn Epoxy chuẩn.

 

1. Sơn sàn Epoxy là gì?

Sơn epoxy là sản phẩm sơn sàn công nghiệp 2 thành phần được làm từ vật liệu gốc nhựa epoxy giúp bảo vệ bề mặt nền khỏi các tác nhân gây hại. Sơn sàn Epoxy thường được dùng để bảo vệ, chống thấm và trang trí cho sàn nhà xưởng, văn phòng, hầm gửi xe, phòng sạch, kho bãi, tầng hầm,...

 

 

2. Ưu điểm của sơn sàn Epoxy

- Độ bền cao, bảo vệ bề mặt sàn: Sơn sàn Epoxy có độ bền vật lý và hóa học tốt, có khả năng chịu va đập, chống mài mòn và chống thấm nước tốt. 

- Dễ vệ sinh và bảo trì: Bề mặt sơn sàn Epoxy láng mịn, không có các khe hở hoặc khóe rỗ, điều này làm cho việc vệ sinh và bảo trì trở nên dễ dàng hơn.

 

 

- Kháng hóa chất, chống ăn mòn, nấm mốc: Sơn sàn Epoxy có khả năng chống lại tác động của hóa chất, bao gồm cả các chất tẩy rửa, dầu mỡ và các chất ăn mòn khác. Điều này giúp sơn sàn Epoxy phù hợp cho các công trình công nghiệp và thương mại.

- Tính thẩm mỹ: Sơn sàn Epoxy có thể tạo ra bề mặt đẹp, sáng bóng với màu sắc bắt mắt.

 

3. Quy trình thi công sơn sàn Epoxy

Với mỗi loại sơn sàn Epoxy khác nhau sẽ có quy trình thi công khác nhau. Sau đây là quy trình thi công cơ bản sơn Epoxy SP PAINT cho sàn nhà xưởng nền bê tông của thương hiệu SP Paint. Quy trình bao gồm có 7 bước như sau:

 

Bước 1: Tạo nhám cho sàn bê tông:

Toàn bộ bề mặt trên nền bê tông nhà xưởng cần phải được tạo nhám bằng máy mài sàn. Việc tạo nhám giúp sơn lót Epoxy có thể bám dính và liên kết tốt với sàn bê tông và lớp sơn phủ. Đồng thời, tạo nhám sẽ giúp loại bỏ những vết bẩn, những khuyết tật trên nền bê tông.

 

Bước 2: Xử lý bề mặt sàn nhà xưởng: 

Sàn nhà xưởng thường có chỗ lồi, chỗ lõm, thường không bằng do máy móc, xe nâng hàng gây ra. Chính vì vậy, trước khi tiến hành thi công sơn Epoxy cho nền nhà xưởng thì cần phải xử lý và loại bỏ những khuyết tật trên nền bằng vữa trét hai thành phần chuyên dụng cho sàn bê tông.

 

Bước 3: Lăn một lớp sơn lót Epoxy SP SEALER lên bề mặt sàn bê tông đã được xử lý:

Sơn lót có khả năng che lấp những khuyết tật trên sàn bê tông, đồng thời thẩm thấu sâu xuống sàn bê tông giúp tăng độ cứng cho bề mặt sàn và tạo liên kết trung gian; tăng độ kết dính của lớp sơn phủ với sàn bê tông. Trước khi lăn sơn lót Epoxy, cần kiểm tra kỹ bụi bẩn của mặt sàn. Tại những vị trí sàn bê tông yếu, sẽ thường hút khô lớp lót này, nên cần phải lăn thêm một lớp sơn lót nữa, để đảm bảo độ bám dính giữa lớp sơn Epoxy với sàn bê tông.

 

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ Epoxy SP FLOOR lần thứ hai:

Lớp sơn Epoxy lần thứ hai sẽ giúp tăng độ cứng, che lấp bề mặt khuyết tật của sàn nhà xưởng. Khi tiến hành thi công, cần trộn đều và đúng tỉ lệ hai thành phần của sơn Epoxy dành cho sàn nhà xưởng bằng bê tông. Khi lăn sơn, mỗi một lượt lăn sơn phải khuấy đều thùng sơn lên, để đảm bảo nền nhà được đều màu.

Bước 5: Đánh bóng sàn nhà:

Sau khi sơn xong lớp sơn Epoxy lần thứ hai, sử dụng máy đánh nhám để loại bỏ những hạt cát li ti trên sàn nhà xưởng, rồi tiến hành sơn lớp sơn Epoxy phủ lần cuối cùng.

 

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ sàn Epoxy SP FLOOR lần thứ ba:

Đây là lớp sơn cuối cùng, để mề mặt sàn nhà có tính thẩm mỹ, thì lớp sơn này cần phải lăn đều tay, tỉ mỉ, cẩn thận và theo định mức của thương hiệu sơn  Epoxy SP PAINT đưa ra.

 

Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu nhà xưởng: 

Sơn Epoxy sẽ khô ở lớp bề mặt sau 24h đồng hồ, khô hoàn toàn trong vòng 7 ngày. Lớp sơn khô trên bề mặt thì người có thể di chuyển nhẹ nhàng để làm việc. Để đảm bảo sàn nhà không bị xước sơn thì bạn có thể hoạt động bình thường trên sàn nhà xưởng sau 7 ngày.

 

Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp sơn sàn Epoxy, tuy nhiên, SP Paint tự hào là một trong những nhà sản xuất sơn Epoxy được khách hàng tin cậy và đánh giá cao. Với nhiều năm kinh nghiệm SP Paint cam kết mang đến cho khách hàng dòng sơn sàn Epoxy nói riêng và các dòng sơn khác nói chung chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất. 

Trên đây là các bước cơ bản trong quy trình thi công sơn sàn Epoxy, để nhận báo giá chính xác và hướng dẫn kỹ thuật chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất!