Tin tức
Sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại? Nguyên nhân và cách khắc phục
- 14/10/2023
- Tin tức
Vì bề mặt một số kim loại như kẽm, thép mạ, nhôm, thiếc, inox thường rất trơn bóng, khó bám dính. Vì vậy, sơn một lớp chất xử lý bề mặt (sơn lót) sẽ tạo thành một lớp cầu nối trung gian, giúp tạo độ bám dính chắc chắn giữa bề mặt kim loại và lớp sơn phủ. Qua đó nâng cao tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho các công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thi công nhiều người thường gặp phải tình trạng sơn lót kém bám dính trên bề mặt vật liệu. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có biện pháp gì phòng tránh/khắc phục hay không? Tất cả sẽ được SP Paint giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Về hiện tượng sơn kém bám dính trên bề mặt vật liệu
Đây là hiện tượng màng sơn sau khi khô mềm, không bám dính trên bề mặt vật liệu, khi phun lớp sơn phủ khô có thể bóc ra thành mảng.
2. Các nguyên nhân khiến sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại
Hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
+ Bề mặt cần sơn không được làm sạch: Để sơn lót bám chặt, bề mặt kim loại cần được làm sạch và chuẩn bị đúng cách. Nếu bề mặt có dầu, mỡ, bụi bẩn hoặc ố gỉ, sơn lót sẽ không bám chặt. Thường cần tiến hành quá trình làm sạch, đánh bóng bề mặt kim loại trước khi áp dụng sơn lót.
Làm sạch bề mặt trước khi sơn là công đoạn rất quan trọng
+ Sơn sau khi trộn 2 hợp phần chưa có đủ thời gian phản ứng đã mang đi thi công: sơn lót 2 thành phần thường cần quá trình phối trộn hỗn hợp của 2 thành phần với nhau. Trong quá trình pha sơn, nếu sơn chưa có đủ thời gian phản ứng đã đem đi thi công luôn có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.
+ Thi công lớp sơn quá dày: Sơn lớp sơn quá mỏng hoặc quá dày, không theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất có thể khiến lớp sơn dễ bị bong tróc.
+ Sử dụng dung môi không đúng chủng loại làm mất khả năng phản ứng của sơn: Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần của mỗi loại thường khác nhau, và kết hợp dung môi cũng khác nhau. Vì vậy, nếu sử dụng dung môi không đúng chủng sẽ khiến sơn bị biến tính và không thể đóng rắn.
3. Biện pháp phòng tránh/khắc phục hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại
Để đảm bảo sơn lót bám chặt lên bề mặt kim loại, cần nắm rõ kĩ thuật thi công cũng như hướng dẫn kĩ thuật của nhà sản xuất sơn. Để phòng tránh/khắc phục hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại, cần lưu ý một vài vấn đề sau:
+ Kiểm tra và làm sạch bề mặt trước khi thi công. Dùng hơi thổi sạch bụi bẩn, dùng dung môi chuyên dụng và giẻ lau làm sạch dầu mỡ, sáp trên bề mặt.
+ Sơn sau khi trộn 2 hợp phần A và B phải đủ có thời gian phản ứng (tối thiểu 15 phút) sau khi hỗn hợp sơn chuyển sang màu xanh là mới tiến hành đem thi công.
Cần tuân thủ đúng hướng dẫn thi công của nhà sản xuất sơn
+ Thi công một lớp sơn vừa đủ với chiều dày khô từ 15 - 30µm. Không nên thi công dày quá 30µm.
+ Sử dụng đúng dung môi của nhà cung cấp sơn, không sử dụng chung dung môi với các loại sơn khác.
4. Sơn lót cho kim loại nào tốt?
Hiện nay có rất nhiều dòng sơn lót cho kim loại với chất lượng và giá cả khác nhau. Để mua sơn chất lượng, quý khách nên tìm đến các đơn vị phân phối uy tín. SP Paint là một trong những hãng sơn được hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước biết đến với các dòng sơn công nghiệp chất lượng cao.
SP Paint hiện đang cung cấp dòng sơn lót trên thép không rỉ, thép mạ nhôm kẽm SP®ETCH với những ưu điểm vượt trội như:
- Bám dính cực tốt trên nhiều bề mặt, đặc biệt là bề mặt nhôm, thép mạ.
- Tạo thành một lớp cầu nối trung gian, giúp tạo độ bám dính chắc chắn giữa bề mặt kim loại và lớp sơn phủ.
Sơn lót SP Paint với rất nhiều ưu điểm nổi trội
- Không chứa kim loại nặng.
- Rất nhanh khô.
- Tính năng chống rỉ tuyệt vời.
- Khả năng chịu hàn cắt tốt.
Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến sơn lót cho bề mặt kim loại, nếu quý khách hàng có nhu cầu về các hệ sơn công nghiệp, liên hệ ngay hotline 024 221 05511 để nhận báo giá nhanh và chính xác nhất.
.png)
Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD là loại sơn một thành phần chất lượng cao có gốc từ nhựa tổng hợp chống cháy, có tác dụng ngăn lửa và nhiệt từ đám cháy truyền vào bề mặt thép, giúp bảo vệ kết cấu công trình an toàn.

Thi công sơn đúng quy trình rất quan trọng, việc này không chỉ giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi những tác nhân môi trường bên ngoài mà còn nâng cao tuổi thọ cho công trình. Sau đây, SP Paint sẽ thông tin đến bạn đọc quy trình thi công sơn sàn Epoxy chuẩn.

Cùng SP Paint tìm hiểu một số hướng dẫn cơ bản trong quá trình thi công sơn chống cháy để mang đến sự bảo vệ tối đa cho kết cấu thép

Sơn kết cấu thép SP vinh dự được góp mặt tại dự án xuất khẩu sang nước bạn Mauritius.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tôn đa dạng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Trong số những loại tôn công nghiệp chuyên dùng cho nhà thép tiền chế, tôn Seamlock đang ngày càng được ưa chuộng do sự phù hợp với các công trình công nghiệp. Vậy tôn Seamlock là gì, vì sao lại phù hợp sử dụng cho nhà thép tiền chế? Tất cả sẽ được SBC giải đáp ngay sau đây!
.png)
Sản phẩm tấm sàn SP Deck của SBC tự hào được sử dụng tại dự án Công ty TNHH Welvista tại KCN VSIP, Yên Phong, Bắc Ninh
.png)
Sơn SP tự hào được lựa chọn sử dụng để sơn bảo vệ cho kết cấu thép trong dự án Nhà thờ Bacolod tại Philippines.
.png)
Sơn SP tiếp tục được tin dùng cho kết cấu thép tại dự án Hangar - Cebu (Philippines)
.jpeg)
Xử lý bề mặt sàn trước khi sơn là bước chuẩn bị quan trọng để đảm bảo bề mặt sơn mịn màng, thẩm mỹ, bền bỉ. Trong bài viết này SP Paint sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý bề mặt sàn cơ bản khi thi công sơn sàn.
(1).png)
Trong rất nhiều thiết kế sàn như cemboard xi măng, panel nhẹ đúc sẵn, sàn thép nhám thì sàn SP Deck nổi bật với những ưu điểm vượt trội. Cùng khám phá những ưu điểm tuyệt vời của SP Deck ngay trong bài viết dưới đây.