Tin tức
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ BỀ MẶT SÀN TRƯỚC KHI SƠN
- 21/10/2023
- Tin tức
Xử lý bề mặt sàn trước khi sơn là bước chuẩn bị quan trọng để đảm bảo bề mặt sơn mìn màng, thẩm mỹ, bền bỉ. Trong bài viết này SP Paint sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý bề mặt sàn cơ bản khi thi công sơn sàn.
1. Tại sao phải xử lý bề mặt sàn trước khi sơn?
Việc xử lý bề mặt sàn trước khi sơn rất quan trọng, là bước không thể thiếu trong quy trình thi công sơn sàn. Xử lý bề mặt là việc làm cần thiết vì một số lợi ích to lớn:
- Tăng tính bám dính: Sơn trên bề mặt sàn đã được xử lý sẽ có độ bám dính tốt hơn, lớp sơn sẽ bám chặt lên bề mặt, không gây hiện tượng bong tróc.
- Loại bỏ vết nứt và lỗ: Xử lý bề mặt có thể giúp bạn loại bỏ vết nứt, lỗ, và các khuyết điểm khác trên bề mặt. Điều này giúp tạo ra một bề mặt đồng đều và mịn màng để lớp sơn bám chặt.
Bề mặt sàn betong bị nứt không đủ tiêu chuẩn để sơn
- Tăng độ bền của lớp sơn: Bề mặt sàn được xử lý đúng cách sẽ giúp tăng tính bền vững của lớp sơn. Sơn trên một bề mặt đã được chuẩn bị tốt có thể duy trì màu sắc và độ bền lâu hơn.
- Đảm bảo tính đồng đều của màu sơn: Xử lý bề mặt đảm bảo màu sơn đồng đều, màng sơn không còn hiện tượng chỗ đậm, chỗ nhạt.
- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Mặc dù có thể tốn thời gian và công sức trong quá trình chuẩn bị bề mặt, nhưng nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong tương lai bằng cách giảm nguy cơ phải sửa chữa hoặc sơn lại sau khi lớp sơn ban đầu bong tróc hoặc không đồng đều.
Tóm lại, xử lý bề mặt trước khi sơn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sơn bám chặt, độ bền và tính thẩm mĩ của lớp sơn, và giảm nguy cơ phát sinh vấn đề sau khi hoàn thành công trình.
2. Hướng dẫn xử lý bề mặt sàn trước khi sơn
Sàn trước khi thi công sơn epoxy cần phải được được chống thấm một cách chuẩn và đúng kỹ thuật. Phải vệ sinh mặt sàn bằng máy móc chuyên dụng. Sau đó hút bụi một cách sạch sẽ. Nếu cần phải dùng nước rửa sạch bụi bẩn sau đó để khô. Đối với một số sàn dính dầu mỡ, sáp và các chất gây ô nhiễm khác; các khe giãn nở trên bề mặt bê tông cần được xử lý đúng cách. Phải được tẩy rửa nước tẩy sơn. Những chỗ nứt chân chim tổ ong phải được vá trám bằng lớp vữa chuyên dụng để có bề mặt sơn hoàn thiện và đẹp nhất.
- Đối với việc làm sạch bề mặt: Bất kỳ bề mặt nào cũng cần được làm sạch trước khi sơn. Có thể sử dụng bàn chải, cọ, hoặc bất kỳ công cụ nào phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, dầu, mỡ, và bất kỳ chất bám dính khác. Bạn cũng có thể sử dụng dung môi hoặc chất tẩy để làm sạch bề mặt.
- Đối với vết sơn cũ và vết nứt: Nếu bề mặt có lớp sơn cũ hoặc vết nứt, bạn cần loại bỏ chúng bằng cách sử dụng cọ sơn, giấy nhám, hoặc các công cụ tương tự. Đảm bảo rằng bề mặt trở nên mịn màng và sạch sẽ.
Xử lý bề mặt sàn bằng các công cụ chuyên dụng
- Đối với vết xước trên bề mặt: Nếu bề mặt sàn có nhiều vết xước, cần tạo độ nhám đồng đều cho nền bằng cách sử dụng giấy nhám hoặc máy mài chuyên dụng. Mục tiêu là làm cho bề mặt mịn màng để lớp sơn có thể bám chặt hơn. Tạo nhám là tiền đề và cũng là chân bám giúp mức độ kết dính của các lớp sơn với mặt sàn được tốt hơn. Ngoài ra cũng có tác dụng tạo thêm mức độ cứng chắc cho bề mặt sàn bê tông. Việc không mài hoặc mài qua loa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sau này
- Với bề mặt betong: Đối với nền nhà xưởng, trước khi thi công sơn, độ dày bê tông phải được tính toán một cách kỹ lưỡng và chính xác để đảm bảo độ bền bỉ, độ chịu lực, độ nhẵn và khả năng chống ẩm ướt của công trình. Bê tông mới đổ phải được để ít nhất là 28 ngày, Mác bê tông đạt ít nhất 250.
Ngoài ra, cần lưu ý dùng máy đo độ ẩm chuyên dụng để thực hiện kiểm tra độ ẩm cho sàn thật kỹ lưỡng. Đồng thời pha trộn sơn theo đúng tỷ lệ của nhà cung cấp, trộn đều trước khi sơn.
Bài viết trên đây SP Paint đã cung cấp cho bạn những thông tin hướng dẫn cần thiết để xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn. Hy vọng rằng với việc hiểu tầm quan trọng của công tác chuẩn bị bề mặt, mọi công trình đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng như độ bền.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm sơn công nghiệp, kỹ thuật thi công,... hãy liên hệ hotline 024 221 05511 để được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.
.png)
Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD là loại sơn một thành phần chất lượng cao có gốc từ nhựa tổng hợp chống cháy, có tác dụng ngăn lửa và nhiệt từ đám cháy truyền vào bề mặt thép, giúp bảo vệ kết cấu công trình an toàn.

Thi công sơn đúng quy trình rất quan trọng, việc này không chỉ giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi những tác nhân môi trường bên ngoài mà còn nâng cao tuổi thọ cho công trình. Sau đây, SP Paint sẽ thông tin đến bạn đọc quy trình thi công sơn sàn Epoxy chuẩn.

Cùng SP Paint tìm hiểu một số hướng dẫn cơ bản trong quá trình thi công sơn chống cháy để mang đến sự bảo vệ tối đa cho kết cấu thép

Sơn kết cấu thép SP vinh dự được góp mặt tại dự án xuất khẩu sang nước bạn Mauritius.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tôn đa dạng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Trong số những loại tôn công nghiệp chuyên dùng cho nhà thép tiền chế, tôn Seamlock đang ngày càng được ưa chuộng do sự phù hợp với các công trình công nghiệp. Vậy tôn Seamlock là gì, vì sao lại phù hợp sử dụng cho nhà thép tiền chế? Tất cả sẽ được SBC giải đáp ngay sau đây!
.png)
Sản phẩm tấm sàn SP Deck của SBC tự hào được sử dụng tại dự án Công ty TNHH Welvista tại KCN VSIP, Yên Phong, Bắc Ninh
.png)
Sơn SP tự hào được lựa chọn sử dụng để sơn bảo vệ cho kết cấu thép trong dự án Nhà thờ Bacolod tại Philippines.
.png)
Sơn SP tiếp tục được tin dùng cho kết cấu thép tại dự án Hangar - Cebu (Philippines)
(1).png)
Trong rất nhiều thiết kế sàn như cemboard xi măng, panel nhẹ đúc sẵn, sàn thép nhám thì sàn SP Deck nổi bật với những ưu điểm vượt trội. Cùng khám phá những ưu điểm tuyệt vời của SP Deck ngay trong bài viết dưới đây.

Trong và sau khi thi công, nếu không tuân thủ đúng theo các yêu cầu kỹ thuật, các lỗi về màng sơn sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng bảo vệ bề mặt công trình. Cùng SP Paint khám phá một số lỗi thường gặp với màng sơn và các cách khắc phục ngay sau đây nhé!