• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

Q&A

Product advice

 

Sơn SP tiếp tục khẳng định vị thế của mình tại thị trường xuất khẩu khi được ưa chuộng, tin dùng cho các công trình tại xứ đảo Philippines. 

 

SP Paint tự hào là đơn vị cung cấp sơn Epoxy cho kết cấu thép tại dự án Hangar - Cebu với khối lượng 5443m2. Những cấu kiện kết cấu thép với sự bảo vệ và trang trí của sơn SP đã cập bến và đi vào công đoạn lắp dựng, thi công. 

 

 

 

 

Sơn Epoxy của SP được biết đến với những đặc tính nổi bật như:

 

  • Tính thẩm mỹ cao: Sơn có màu sắc rất đa dạng, hấp dẫn, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ của công trình.
  • Bảo vệ chống ăn mòn, chống tác động cực tốt: Chống ăn mòn, mài mòn là những đặc tính cơ bản của sơn epoxy. Màng sơn có độ dai, cứng và rất chắc, chịu được nhiều loại hóa chất tùy theo từng dòng. Giúp công trình luôn bền vững trước mọi tác động của môi trường xung quanh
  • Tiết kiệm thời gian chi phí: Sơn có độ bám dính tốt, thời gian khô nhanh chóng, giúp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí thi công. Cùng với việc màng sơn bền màu, bền thời tiết, chịu được lực nén cơ học cao, giúp cho công trình được bảo vệ tối đa, không phải bảo trì bảo dưỡng nhiều lần.
  •  

Thương hiệu sơn SP luôn không ngừng cải tiến và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn TCVN 5730; TCVN 9014; ISO 9001:2015,... SP Paint luôn đảm bảo cung cấp các hệ sơn bảo vệ kết cấu thép chất lượng tiêu chuẩn với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi để lựa chọn được màu sơn ưng ý nhất!

----------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

💻 Facebook: Facebook

 

1. Thế nào là sơn chống cháy cho KCT?

 

Sơn chống cháy cho kết cấu thép là một loại sơn đặc biệt được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép khỏi tác động của lửa. Sơn chống cháy sẽ tạo ra một lớp cách lửa trên bề mặt thép, ngăn chặn sự gia nhiệt nhanh chóng của thép khi tiếp xúc với lửa, và bảo vệ tính toàn vẹn của kết cấu thép. Thời gian sơn chống cháy có thể bảo vệ kết cấu thép là từ 60, 90, 120 phút tùy thuộc vào độ dày màng sơn.

2. Vì sao phải thi công sơn chống cháy cho KCT?

 

Dù được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn như nhà thép tiền chế, nhà xưởng công nghiệp bởi những đặc tính hữu ích của mình nhưng kết cấu thép lại có nhược điểm nhất định. Một trong những nhược điểm của kết cấu thép liên quan đến PCCC đó chính là khả năng chịu lửa kém.

 

Các chỉ số liên quan đến độ chịu lực của kết cấu thép như giới hạn độ bền sẽ thay đổi dưới tác động của nhiệt độ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giới hạn độ bền của kết cấu thép giảm rõ rệt, thép chuyển sang dẻo, mất khả năng chịu lực, dễ dàng bị sụp đổ khi chịu tác dụng nhiệt độ từ 600 - 700 độ C. Do vậy, một trong những biện pháp để bảo vệ kết cấu thép khỏi cháy nổ chính là sơn chống cháy.

 

Bảo vệ kết cấu thép khỏi cháy nổ bằng sơn chống cháy

 

Việc thi công sơn chống cháy cho kết cấu thép mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho các công trình, trong đó phải kể đến: 

 

- Bảo vệ tính toàn vẹn cấu trúc: Trong trường hợp hỏa hoạn hoặc nguy cơ cháy nổ, sơn chống cháy giúp bảo vệ tính toàn vẹn của kết cấu thép. Nó ngăn chặn sự gia nhiệt nhanh chóng của thép, giúp cấu trúc kết cấu đứng vững trong thời gian bị tác động nhiệt nhất định.

 

- Đảm bảo an toàn cho con người: Sơn chống cháy giúp kiểm soát và hạn chế sự lan truyền của lửa, tạo thời gian cho mọi người thoát ra khỏi tòa nhà hoặc công trình khi có hỏa hoạn. Điều này cung cấp thời gian quý báu để sơ cứu và cứu sống.

 

- Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn: Trong nhiều quốc gia, việc sơn chống cháy cho kết cấu thép là một yêu cầu pháp lý và phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn xây dựng. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và kiện cáo pháp lý.

 

- Bảo vệ tài sản: Các công trình kết cấu thép thường cần đầu tư lớn về vật chất, nếu KCT bị sụp đổ, việc thay thế hoặc sửa chữa có thể tốn kém và làm mất thời gian.

 

3. Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD – SF1 

 

3.1. Đặc điểm của sơn chống cháy SP®FIRESHIELD – SF1 

SP®FIRESHIELD – SF1 là loại sơn chống cháy một thành phần chất lượng cao có gốc từ nhựa tổng hợp chống cháy Acrylic, chất phồng nở và chất tạo khí ngăn cháy. Sơn có chứa khoáng chất gia cường giúp tăng khả năng chịu nhiệt và chịu lực. 

 

 

 

Sơn chống cháy SP®FIRESHIELD với những đặc điểm nổi trội 

 

- Có khả năng bám dính tốt trên bề mặt kim loại cũng như trên nền lớp sơn lót.

- Sơn khô nhanh, không có thành phần chì, thủy ngân,…

- Nhanh đạt độ dầy và thi công dễ dàng với các trang thiết bị phổ biến.

- Bảo vệ kết cấu của công trình không bị nóng chảy và sụp đổ khi nhiệt độ ngọn lửa lên đến > 1000oC

- Khả năng sử dụng linh hoạt. Có thể sử dụng lâu dài sau khi mở nắp thùng chứa.

- Màng sơn mềm dẻo nên không bị nứt vỡ, không bị ảnh hưởng/hư hỏng bởi nước mưa như sơn gốc nước..,Có thể sơn được cả trong nhà và ngoài trời.

- Khả năng chống cháy cao với cơ chế tự động. Tạo ra các khí không bắt lửa ngăn cản ngọn lửa tiếp xúc với kết cấu sắt thép và các vật liệu cần bảo vệ

 

3.2. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy SP®FIRESHIELD

 

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy cho kết cấu thép SP®FIRESHIELD:

 

- Trong môi trường nhiệt độ cao bắt đầu ở khoảng 200-300°C, bột chống cháy polyphotphat bắt đầu phân hủy tạo ra axitphotphoric, đồng thời lớp sơn nóng chảy mềm ra.

- Khi nhiệt độ đạt 300 – 800°C, axitphotphoric phản ứng với thành phần giàu cacbon tạo thành một lớp xỉ cacbon phồng nở giống như tổ ong. Các chất tạo khi phản ứng sinh ra các khí không cháy như: CO2, N2,..đi vào các lỗ xốp có khả năng cách nhiệt cao, ngăn nhiệt từ đám cháy truyền vào bề mặt vật liệu cần bảo vệ.

- Ở nhiệt độ > 800°C axitphotphoric phản ứng với TiO2 có trong sơn tạo thành một lớp than vô cơ TiP2O7 xốp bền nhiệt có khả năng chịu nhiệt độ > 1000°C, chúng đóng vai trò làm bền chắc lớp than tổ ong đồng thời là chất kết dính giữ cho lớp than bám chắc vào bề mặt kết cấu.

- Quá trình làm mềm các lớp sơn, tạo lớp than phồng nở có độ dày gấp khoảng 50 lần độ dày của lớp sơn chống cháy ban đầu giúp bảo vệ cách nhiệt cho các kết cấu bên trong lớp sơn lên đến 3 giờ.

Sơn chống cháy SP đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chống cháy

Do vậy nếu xảy ra cháy nổ, sơn chống cháy có thể tăng khả năng chịu nhiệt của kết cấu thép, kéo dài thời gian an toàn lên tới 3 đến 4 giờ khi có hỏa hoạn để chờ lực lượng phòng cháy tới xử lý.

 

4. Tại sao nên chọn mua sơn chống cháy thương hiệu SP

 

SP Paint tự hào là thương hiệu sơn công nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam và được hơn rất nhiều các nhà thầu tin dùng cho công trình trên khắp cả nước. Thương hiệu sơn SP luôn không ngừng cải tiến và ngày càng hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn TCVN 5730; TCVN 9014; ISO 9001:2015,...

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá chi tiết nhanh nhất, chính xác nhất!

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

----------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

💻 Facebook: https://www.facebook.com/sbcttvietnam

Xử lý bề mặt sàn trước khi sơn là bước chuẩn bị quan trọng để đảm bảo bề mặt sơn mìn màng, thẩm mỹ, bền bỉ. Trong bài viết này SP Paint sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý bề mặt sàn cơ bản khi thi công sơn sàn.

 

1. Tại sao phải xử lý bề mặt sàn trước khi sơn?

 

Việc xử lý bề mặt sàn trước khi sơn rất quan trọng, là bước không thể thiếu trong quy trình thi công sơn sàn. Xử lý bề mặt là việc làm cần thiết vì một số lợi ích to lớn:

 

- Tăng tính bám dính: Sơn trên bề mặt sàn đã được xử lý sẽ có độ bám dính tốt hơn, lớp sơn sẽ bám chặt lên bề mặt, không gây hiện tượng bong tróc.

 

- Loại bỏ vết nứt và lỗ: Xử lý bề mặt có thể giúp bạn loại bỏ vết nứt, lỗ, và các khuyết điểm khác trên bề mặt. Điều này giúp tạo ra một bề mặt đồng đều và mịn màng để lớp sơn bám chặt.

 

Bề mặt sàn betong bị nứt không đủ tiêu chuẩn để sơn

 

- Tăng độ bền của lớp sơn: Bề mặt sàn được xử lý đúng cách sẽ giúp tăng tính bền vững của lớp sơn. Sơn trên một bề mặt đã được chuẩn bị tốt có thể duy trì màu sắc và độ bền lâu hơn.

 

- Đảm bảo tính đồng đều của màu sơn: Xử lý bề mặt đảm bảo màu sơn đồng đều, màng sơn không còn hiện tượng chỗ đậm, chỗ nhạt.

 

- Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Mặc dù có thể tốn thời gian và công sức trong quá trình chuẩn bị bề mặt, nhưng nó có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong tương lai bằng cách giảm nguy cơ phải sửa chữa hoặc sơn lại sau khi lớp sơn ban đầu bong tróc hoặc không đồng đều.

 

Tóm lại, xử lý bề mặt trước khi sơn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sơn bám chặt, độ bền và tính thẩm mĩ của lớp sơn, và giảm nguy cơ phát sinh vấn đề sau khi hoàn thành công trình.

 

2. Hướng dẫn xử lý bề mặt sàn trước khi sơn

 

Sàn trước khi thi công sơn epoxy cần phải được được chống thấm một cách chuẩn và đúng kỹ thuật. Phải vệ sinh mặt sàn bằng máy móc chuyên dụng. Sau đó hút bụi một cách sạch sẽ. Nếu cần phải dùng nước rửa sạch bụi bẩn sau đó để khô. Đối với một số sàn dính dầu mỡ, sáp và các chất gây ô nhiễm khác; các khe giãn nở trên bề mặt bê tông cần được xử lý đúng cách. Phải được tẩy rửa nước tẩy sơn. Những chỗ nứt chân chim tổ ong phải được vá trám bằng lớp vữa chuyên dụng để có bề mặt sơn hoàn thiện và đẹp nhất.

 

- Đối với việc làm sạch bề mặt: Bất kỳ bề mặt nào cũng cần được làm sạch trước khi sơn. Có thể sử dụng bàn chải, cọ, hoặc bất kỳ công cụ nào phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, dầu, mỡ, và bất kỳ chất bám dính khác. Bạn cũng có thể sử dụng dung môi hoặc chất tẩy để làm sạch bề mặt.

 

- Đối với vết sơn cũ và vết nứt: Nếu bề mặt có lớp sơn cũ hoặc vết nứt, bạn cần loại bỏ chúng bằng cách sử dụng cọ sơn, giấy nhám, hoặc các công cụ tương tự. Đảm bảo rằng bề mặt trở nên mịn màng và sạch sẽ.

 

Xử lý bề mặt sàn bằng các công cụ chuyên dụng

 

- Đối với vết xước trên bề mặt: Nếu bề mặt sàn có nhiều vết xước, cần tạo độ nhám đồng đều cho nền bằng cách sử dụng giấy nhám hoặc máy mài chuyên dụng. Mục tiêu là làm cho bề mặt mịn màng để lớp sơn có thể bám chặt hơn. Tạo nhám là tiền đề và cũng là chân bám giúp mức độ kết dính của các lớp sơn với mặt sàn được tốt hơn. Ngoài ra cũng có tác dụng tạo thêm mức độ cứng chắc cho bề mặt sàn bê tông. Việc không mài hoặc mài qua loa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sau này

 

- Với bề mặt betong: Đối với nền nhà xưởng, trước khi thi công sơn, độ dày bê tông phải được tính toán một cách kỹ lưỡng và chính xác để đảm bảo độ bền bỉ, độ chịu lực, độ nhẵn và khả năng chống ẩm ướt của công trình.  Bê tông mới đổ phải được để ít nhất là 28 ngày, Mác bê tông đạt ít nhất 250.

Ngoài ra, cần lưu ý dùng máy đo độ ẩm chuyên dụng để thực hiện kiểm tra độ ẩm cho sàn thật kỹ lưỡng. Đồng thời pha trộn sơn theo đúng tỷ lệ của nhà cung cấp, trộn đều trước khi sơn.

 

Bài viết trên đây SP Paint đã cung cấp cho bạn những thông tin hướng dẫn cần thiết để xử lý bề mặt sàn trước khi thi công sơn. Hy vọng rằng với việc hiểu tầm quan trọng của công tác chuẩn bị bề mặt, mọi công trình đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng như độ bền.

 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm sơn công nghiệp, kỹ thuật thi công,... hãy liên hệ hotline 024 221 05511 để được hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.

 

CONTACT US >>

Vì bề mặt một số kim loại như kẽm, thép mạ, nhôm, thiếc, inox thường rất trơn bóng, khó bám dính. Vì vậy, sơn một lớp chất xử lý bề mặt (sơn lót) sẽ tạo thành một lớp cầu nối trung gian, giúp tạo độ bám dính chắc chắn giữa bề mặt kim loại và lớp sơn phủ. Qua đó nâng cao tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho các công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thi công nhiều người thường gặp phải tình trạng sơn lót kém bám dính trên bề mặt vật liệu. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Có biện pháp gì phòng tránh/khắc phục hay không? Tất cả sẽ được SP Paint giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

1. Về hiện tượng sơn kém bám dính trên bề mặt vật liệu

 

Đây là hiện tượng màng sơn sau khi khô mềm, không bám dính trên bề mặt vật liệu, khi phun lớp sơn phủ khô có thể bóc ra thành mảng.

 

2. Các nguyên nhân khiến sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại

 

Hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

 

+ Bề mặt cần sơn không được làm sạch: Để sơn lót bám chặt, bề mặt kim loại cần được làm sạch và chuẩn bị đúng cách. Nếu bề mặt có dầu, mỡ, bụi bẩn hoặc ố gỉ, sơn lót sẽ không bám chặt. Thường cần tiến hành quá trình làm sạch, đánh bóng bề mặt kim loại trước khi áp dụng sơn lót.

 

Làm sạch bề mặt trước khi sơn là công đoạn rất quan trọng

 

+ Sơn sau khi trộn 2 hợp phần chưa có đủ thời gian phản ứng đã mang đi thi công: sơn lót 2 thành phần thường cần quá trình phối trộn hỗn hợp của 2 thành phần với nhau. Trong quá trình  pha sơn, nếu sơn chưa có đủ thời gian phản ứng đã đem đi thi công luôn có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.

 

+ Thi công lớp sơn quá dày: Sơn lớp sơn quá mỏng hoặc quá dày, không theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất có thể khiến lớp sơn dễ bị bong tróc.

 

+ Sử dụng dung môi không đúng chủng loại làm mất khả năng phản ứng của sơn: Tỷ lệ pha chế sơn 2 thành phần của mỗi loại thường khác nhau, và kết hợp dung môi cũng khác nhau. Vì vậy, nếu sử dụng dung môi không đúng chủng sẽ khiến sơn bị biến tính và không thể đóng rắn.

 

3. Biện pháp phòng tránh/khắc phục hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại
 

Để đảm bảo sơn lót bám chặt lên bề mặt kim loại, cần nắm rõ kĩ thuật thi công cũng như hướng dẫn kĩ thuật của nhà sản xuất sơn. Để phòng tránh/khắc phục hiện tượng sơn lót kém bám dính trên bề mặt kim loại, cần lưu ý một vài vấn đề sau:
 

+ Kiểm tra và làm sạch bề mặt trước khi thi công. Dùng hơi thổi sạch bụi bẩn, dùng dung môi chuyên dụng và giẻ lau làm sạch dầu mỡ, sáp trên bề mặt.

 

+ Sơn sau khi trộn 2 hợp phần A và B phải đủ có thời gian phản ứng (tối thiểu 15 phút) sau khi hỗn hợp sơn chuyển sang màu xanh là mới tiến hành đem thi công.

 

Cần tuân thủ đúng hướng dẫn thi công của nhà sản xuất sơn

 

+ Thi công một lớp sơn vừa đủ với chiều dày khô từ 15 - 30µm. Không nên thi công dày quá 30µm.

+ Sử dụng đúng dung môi của nhà cung cấp sơn, không sử dụng chung dung môi với các loại sơn khác.

 

4. Sơn lót cho kim loại nào tốt?

Hiện nay có rất nhiều dòng sơn lót cho kim loại với chất lượng và giá cả khác nhau. Để mua sơn chất lượng, quý khách nên tìm đến các đơn vị phân phối uy tín. SP Paint là một trong những hãng sơn được hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước biết đến với các dòng sơn công nghiệp chất lượng cao.

SP Paint hiện đang cung cấp dòng sơn lót trên thép không rỉ, thép mạ nhôm kẽm SP®ETCH với những ưu điểm vượt trội như:

 

-    Bám dính cực tốt trên nhiều bề mặt, đặc biệt là bề mặt nhôm, thép mạ.

-    Tạo thành một lớp cầu nối trung gian, giúp tạo độ bám dính chắc chắn giữa bề mặt kim loại và lớp sơn phủ.

 

Sơn lót SP Paint với rất nhiều ưu điểm nổi trội

-    Không chứa kim loại nặng.

-    Rất nhanh khô.

-    Tính năng chống rỉ tuyệt vời.

-    Khả năng chịu hàn cắt tốt.

 

Trên đây là một số thông tin hữu ích liên quan đến sơn lót cho bề mặt kim loại, nếu quý khách hàng có nhu cầu về các hệ sơn công nghiệp, liên hệ ngay hotline 024 221 05511 để nhận báo giá nhanh và chính xác nhất.

Sơn bị loang màu là một trong những lỗi thường gặp trong quá trình thi công sơn. Để có bề mặt sơn thẩm mỹ, bền đẹp, cùng SP Paint tìm hiểu nguyên nhân và các cách xử lý sơn bị loang màu ngay sau đây.

1. Nguyên nhân khiến việc phun sơn bị loang màu

Phun sơn bị loang màu là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường xuất phát từ việc thi công sơn không đúng cách hoặc thi công trong điều kiện môi trường không phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gây ra hiện tượng này:

 

Phun sơn không đều: Súng phun để quá gần bề mặt cần phun hoặc di chuyển quá chậm làm cho lớp sơn dày lên, không đều khiến lớp sơn dễ bị chảy xuống cũng là một trong những nguyên nhân làm sơn bị loang màu. Cũng có trường hợp do súng phun sơn vặn quá lớn gây nhiễu, sơn phun thành tia nước chứ không còn là hơi nữa làm loang màu sơn.

 

 

Kĩ thuật phun sơn không đúng là một trong những nguyên nhân khiến sơn bị loang màu

 

Thi công sơn trong điều kiện ẩm ướt: khi độ ẩm tại khu vực thi công quá cao, khiến cho bề mặt kim loại bị ẩm hoặc đường hơi của súng phun không đảm bảo sẽ làm cho hơi nước bị lẫn vào khi phun sơn làm sơn bị loang. 

 

Sơn không được khuấy đều: Khi thi công không khuấy đều thùng sơn trước khi sơn hoặc mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỉ lệ khác nhau cũng là nguyên nhân khiến sơn bị loang màu. 

 

Sử dụng loại sơn không phù hợp: Cần chọn loại sơn phù hợp cho từng bề mặt để sơn có độ bám dính tốt nhất trên bề mặt đó.

2. Cách xử lý khi sơn bị loang màu

Lỗi phun sơn bị loang màu có thể khiến bề mặt sơn bị mất đi tính thẩm mỹ đang kể. Để xử lý lớp sơn bị loang màu, trong trường hợp sơn chưa khô, có thể nhanh chóng dùng dung môi lau sạch lớp sơn bị loang rồi sơn phủ lại 1 – 2 lớp.

Trường hợp sơn khô, cần nhám lại bề mặt bị loang màu rồi sơn phủ 1 – 2 lớp.

 

Xử lý lớp sơn bị loang màu để có bề mặt sơn hoàn thiện

 

Để hạn chế tình trạng sơn bị loang khi phun, cần đảm bảo một số yêu cầu khi thi công sơn:

 

Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng: Đảm bảo bề mặt được làm sạch và chuẩn bị kỹ trước khi phun sơn. Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, sơn cũ hoặc vết nứt nẻ trên bề mặt. Sơn trên bề mặt sạch sẽ bám chặt hơn.

 

Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn để biết về thời gian khô và thời gian cách lớp sơn. Điều này có thể giúp tránh hiện tượng loang màu do sơn vẫn còn ẩm khi lớp sơn tiếp theo được áp dụng. Đồng thời, khuấy đều sơn trước khi sơn. Pha loãng sơn theo tỉ lệ yêu cầu của nhà sản xuất, sau đó sơn lại thêm 1 lớp sơn phủ nữa để đảm bảo tiêu chuẩn của bề mặt sơn.

 

Cần tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật khi thi công sơn

 

Sử dụng sơn phù hợp: Một lớp lót thích hợp có thể giúp sơn bám chặt vào bề mặt và tránh hiện tượng loang màu. 

Sử dụng sơn chất lượng cao: Chọn sơn chất lượng cao để đảm bảo màu sơn đều và bám chặt. Sơn giá rẻ thường có thể dẫn đến hiện tượng loang màu và bong tróc nhanh chóng.

 

Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những kiến thức hữu ích trong quá trình phun sơn để có lớp sơn sáng bóng, bền đẹp. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sơn công nghiệp chất lượng cao, đảm bảo giữ sắc cho công trình dài lâu, hãy liên hệ ngay tới SP Paint hoặc hotline 024 2210 5511 để được tư vấn các dòng sơn chuyên dụng cho kết cấu thép.

 

 

 

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng kho và cửa hàng xăng dầu phục vụ Cụm công nghiệp 

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Xuân Lâm, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đông Việt

 

Dự án với tổng diện tích kho lên tới 28.188 m2, chiều cao đỉnh mái 21.01m. SP Paint tự hào là đơn vị cung cấp sơn chống cháy cho công trình với khối lượng lên tới 40 tấn.

Theo kết quả nghiệm thu, sơn chống cháy SP hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn chống cháy theo quy định với giới hạn chịu lửa bậc III - R45.

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị phân phối và thi công sơn chống cháy uy tín và chất lượng. Trong đó, SP Paint với dòng sơn chống cháy SP FIRESHIELD chất lượng cao, được ưa chuộng sử dụng để bảo vệ kết cấu thép trong rất nhiều dự án công nghiệp trên cả nước. SP FIRESHIELD  là sơn chống cháy với cơ chế hoàn toàn tự động, ngăn lửa và nhiệt từ đám cháy truyền vào bề mặt thép, giúp bảo vệ kết cấu công trình an toàn.

 

Đến với SP Paint, mọi công trình đều sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất. SP FIRESHIELD - thách thức mọi giới hạn lửa.

 

Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án 

 

----------------

CÔNG TY CP KỸ THUẬT VÀ THƯƠNG MẠI SBC VIỆT NAM

🏢 Địa chỉ: CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Hotline: 024 221 05511

📧 Email: info@sbc-tt.com

🌐  Facebook

 

 

Trong rất nhiều thiết kế sàn như cemboard xi măng, panel nhẹ đúc sẵn, sàn thép nhám thì sàn SP Deck nổi bật với những ưu điểm vượt trội. Cùng khám phá những ưu điểm tuyệt vời của SP Deck ngay trong bài viết dưới đây.

1. VỀ TẤM SÀN SP DECK

Tấm sàn SP Deck hay còn gọi là tấm sàn cốt thép Truss Deck là loại tấm sàn kim loại được sử dụng trong ngành xây dựng, được coi là nét đột phá mới trong xây dựng. SP Deck được cấu tạo từ thép và có thiết kế đặc biệt để dễ dàng lắp đặt trong quá trình xây dựng các công trình như nhà ở, nhà xưởng, tòa nhà cao tầng, và các công trình công nghiệp khác. Bằng cách kết hợp giữa bê tông và thép, SP Deck giúp tăng độ bền và độ cứng cho sàn.

SP Deck với cấu tạo từ thép nền và xương thép

Sàn SP Deck có cấu tạo gồm tấm sàn, đinh hàn, ke bo sàn deck, xà gồ cố định ke. Trong đó, thép xây dựng có đường kính từ phi 5 tới phi 12, tấm thép nền từ 0.5 đến 0.75 mm. SP Deck có biên dạng tấm nền gần phẳng với thép xây dựng dạng cuộn được hàn trực tiếp vào tấm sàn, chiều cao của hệ thép sẽ tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật.
 

2. 6 ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CỦA TẤM SÀN SP DECK

 

Tấm sàn SP Deck ra đời mang đến giải pháp xây dựng đỉnh cao cho các dự án, công trình công nghiệp. Được thiết kế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành xây dựng, SP Deck mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. 

 

2.1. Tiết kiệm thời gian thi công

Tấm sàn SP Deck được thiết kế để lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các phương pháp truyền thống như thi công bê tông. Các đinh hàn giúp liên kết sàn với hệ dầm kết cấu thép, có tác dụng thay thế cốp pha sàn và kết hợp cùng chịu lực với sàn bê tông cốt thép. Do đã có hệ thép hàn sẵn nên thời gian thi công được đẩy nhanh đáng kể. Điều này giúp rút ngắn tổng thời gian xây dựng công trình và giảm chi phí lao động.

 

SP Deck có thể lắp đặt dễ dàng

 

2.2. Tính thẩm mỹ cao

Với biên dạng tấm nền gần phẳng nên SP Deck mang đến tính thẩm mỹ vượt trội, có thể bỏ qua công tác làm trần. Chính vì lý do này nên SP Deck là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.

 

Bề mặt thẩm mỹ của SP Deck

2.3. Tối ưu về tải trọng

Đặc điểm cấu tạo gồm hệ lưới thép được gia cố bên trong lớp bê tông giúp sàn chịu được tải trọng từ các tác động bên ngoài. Với khả năng chịu lực tải cao, SP Deck tạo nền móng vững chắc cho các tầng trên của các tòa nhà và công trình. Điều này đặc biệt quan trọng trong các công trình công nghiệp và tòa nhà cao tầng. 

                          

2.4. Tiết kiệm chi phí

Điểm nổi bật nhất của SP Deck là khả năng vượt nhịp rất lớn, lên tới hơn 5 mét nên tiết kiệm khối lượng dầm phụ, từ đó tiết kiệm chi phí cho toàn bộ công trình. Hơn nữa, việc SP Deck có thể sản xuất theo mẫu tại nhà máy và giảm đáng kể lượng bê tông, cốt thép nhờ các rãnh tôn, giảm thiểu lãng phí nên chi phí được tốt ưu khá nhiều.

 

2.5. Chi tiết thép chính xác

Được cấu tạo tổ hợp sẵn giữa thép và tấm nền nên chi tiết thép được chính xác, rút ngắn quá trình thi công thép lớp dưới, không sai sót và dễ kiểm soát chất lượng, nâng cao hiệu suất công việc.

 

SP Deck với chi tiết thép chính xác

2.6. Độ bền cao

Với chất lượng vượt trội và khả năng chống ăn mòn, tấm sàn SP Deck có tuổi thọ cao và yêu cầu bảo trì thấp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí dài hạn cho dự án của bạn.
 

Là một trong những đơn vị tiên phong sản xuất tấm sàn SP Deck tại Việt Nam, SBC hiện đang cung cấp cho thị trường các loại sàn công nghiệp, sàn SP Deck chất lượng cao với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại cùng quy trình kiểm tra chất lượng khắt khe. 

 

Với năng lực sản xuất cùng đội ngũ cán bộ với nhiều năm kinh nghiệm, SBC tự tin mang đến cho khách hàng giải pháp tấm sàn SP Deck và giải pháp xây dựng tổng thể với chất lượng hàng đầu. Hãy LIÊN HỆ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất.

 

Trong xây dựng, sắt thép trở thành vật liệu quen thuộc và không thể thiếu bởi tính bền bỉ của nó. Tuy nhiên, tình trạng rỉ sét gặp phải trên sắt thép luôn là mối lo ngại hàng đầu. Sau đây, SP Paint sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tẩy rỉ sét trên sắt thép cũng như cách ngăn ngừa tình trạng này ngay từ ban đầu.

1. Các nguyên nhân gây ra rỉ sét

Sắt thép là vật liệu dễ gặp phải tình trạng rỉ sét, ăn mòn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể kể đến một vài lý do điển hình như:

- Tiếp xúc với nước và độ ẩm: Sắt thép tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm có thể gây ra quá trình oxi hóa, dẫn đến rỉ sét. Đặc biệt, nước biển hoặc môi trường có nồng độ muối cao có thể tăng tốc quá trình này.

- Tiếp xúc với khí oxy: Sắt thép tiếp xúc với khí oxy trong không khí cũng có thể gây ra quá trình oxi hóa và rỉ sét. Điều này xảy ra đặc biệt khi sắt thép bị hỏng hoặc bề mặt bị tổn thương.

 

Rỉ sét là tình trạng dễ gặp phải khi sắt thép tiếp xúc với môi trường bên ngoài

 

- Khả năng dẫn điện của nước: Nếu nước tiếp xúc với sắt thép chứa các các tạp chất hoặc các chất điện ly khác, nó có thể trở thành một điện giải và gây ra quá trình rỉ sét.

- Tổn thương cơ học: Sắt thép bị va đập, trầy xước hoặc tổn thương cơ học khác khiến nó mất đi lớp bảo vệ tự nhiên trên bề mặt, dẫn đến rỉ sét.

- Môi trường hóa học: Sắt thép tiếp xúc với các chất hóa học như axit, kiềm, hoặc các chất ăn mòn khác có thể gây ra tác động hóa học và tạo điều kiện cho quá trình rỉ sét.

- Áp lực nhiệt độ và thời tiết: Sự thay đổi về áp lực, nhiệt độ, và thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình rỉ sét. Nhiệt độ cao và độ ẩm cao thường làm tăng tốc quá trình này.

 

2. Tầm quan trọng của việc tẩy rỉ sét

 

Việc tẩy rỉ sét trên các bề mặt sắt thép và kim loại khác rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính bền và an toàn của các cấu trúc và sản phẩm kim loại. 

- Bảo vệ tính kết cấu và độ bền: Rỉ sét là một quá trình oxi hóa có thể làm suy yếu và làm mất tính kết cấu của sắt thép và kim loại khác. Nếu không được xử lý kịp thời, rỉ sét có thể gây ra sự suy giảm về độ bền của các cấu trúc, như cầu, tòa nhà, và các sản phẩm kim loại, dẫn đến nguy cơ sập đổ hoặc hỏng hóc gây mất an toàn.

- Tăng tuổi thọ sản phẩm: Việc tẩy rỉ sét và bảo dưỡng định kỳ có thể kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm kim loại. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần thay thế hay sửa chữa chúng một cách thường xuyên, tiết kiệm tiền bạc và thời gian.

- Giữ vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ: Rỉ sét không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của sắt thép mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của chúng. Việc tẩy rỉ sét và bảo dưỡng định kỳ giúp duy trì tình thẩm mỹ cho mọi công trình.

 

Tẩy rỉ sét giúp duy trì tính thẩm mỹ của mọi công trình

 

Tóm lại, việc tẩy rỉ sét không chỉ là một biện pháp bảo dưỡng quan trọng mà còn đảm bảo tính bền vững, an toàn và cấu trúc của các sản phẩm, công trình làm từ sắt thép, kim loại.

 

3. Các phương pháp tẩy rỉ sét

 

3.1. Tẩy rỉ sét bằng phương pháp cơ học

Là phương pháp sử dụng các công cụ, thiết bị làm sạch rỉ bằng các tác động cơ học như chà xát, va đập. Có thể sử dụng vật liệu có sẵn (cọ thép, bàn chải dây đồng) chà xát, cọ sạch rỉ sét cứng đầu trên bề mặt.

Bàn chải dây đồng tẩy rỉ sắt thép

 

- Đối với bàn chải dây đồng cần lựa chọn bàn chải có độ cứng phù hợp tránh làm hỏng bề mặt sắt thép.

- Nếu cần, có thể sử dụng máy mài để loại bỏ rỉ sét nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hãy sử dụng đĩa mài phù hợp và đảm bảo tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng.

 

3.2. Tẩy rỉ sét bằng phương pháp hóa học

Tẩy gỉ sắt thép bằng phương pháp hóa học sử dụng các dung dịch chứa các hợp chất hóa học có khả năng loại bỏ và phân giải rỉ sét từ bề mặt sắt thép. Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch tẩy rỉ sét, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn các loại dung dịch phù hợp. Một số dung dịch tẩy rỉ sét phổ biến bao gồm axit citric, axit oxalic, nước muối và giấm trắng.

 

Khi sử dụng dung dịch tẩy, cần chú ý đến bảo hộ cá nhân. Đảm bảo trang bị đầy đủ găng tay, kính bảo hộ và mặt nạ để bảo vệ sức khỏe, tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rỉ. 

 

3.3. Tẩy rỉ sét bằng công nghệ cao 

Tẩy rỉ sét sắt thép bằng công nghệ cao thường sử dụng các phương pháp và thiết bị tiên tiến để loại bỏ rỉ sét một cách hiệu quả và nhanh chóng. Dưới đây là một số phương pháp tẩy rỉ sét sắt thép bằng công nghệ cao:

 

- Làm lạnh laser (Laser Cleaning): Công nghệ làm lạnh laser sử dụng tia laser để làm lạnh rỉ sét trên bề mặt sắt thép, biến nó thành bột sét và sau đó loại bỏ bằng hệ thống hút chân không. Đây là một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả, không tạo ra chất thải độc hại.

- Soda Blasting: Soda blasting sử dụng soda natrium bicarbonate (baking soda) kết hợp với áp lực hơi để tẩy rỉ sét và các chất cặn bã khác từ bề mặt sắt thép. Đây là một phương pháp không độc hại và không gây hại cho môi trường.

- Quá trình điện ly (Electrolysis): Quá trình điện ly sử dụng nguyên tắc điện phân để tách rỉ sét khỏi sắt thép. Bề mặt kim loại bị rỉ sét được đặt trong một bể điện phân và điện cực được áp dụng để tách chất rỉ sét ra khỏi bề mặt.


 

4. Biện pháp ngăn ngừa rỉ sét

 

Ngăn ngừa rỉ sét trên sắt thép và các sản phẩm kim loại là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính bền và tuổi thọ của chúng. Để ngăn ngừa rỉ sét trên sắt thép, việc bảo dưỡng định kỳ, sơn chống rỉ, và sử dụng các lớp bảo vệ là những biện pháp phổ biến.

 

Áp dụng lớp sơn chống rỉ là cách hữu hiệu nhất bảo vệ sắt thép và kim loại khỏi rỉ sét và ăn mòn. Sơn chống rỉ được sơn lên bề mặt sắt thép và tạo ra một “lớp màng bảo vệ”, ngăn chặn các tác nhân gây hại. 

Sơn chống rỉ ngăn chặn rỉ sét ngay từ ban đầu

Trên thị trường hiện nay, các dòng sơn chống rỉ cho kim loại rất đa dạng. Do vậy, để đảm bảo lựa chọn được loại sơn chống rỉ phù hợp với khả năng bảo vệ bề mặt kim loại tốt, bạn nên ưu tiên sử dụng sơn của những thương hiệu uy tín, đáng tin cậy.
 

SP Paint xin giới thiệu đến bạn một số sản phẩm sơn chống rỉ với chất lượng tốt nhất hiện nay:

SP ® KYD APM SƠN LÓT CHỐNG RỈ ALKYD KHÔ NHANH 

SP ® ZINR 710 – SƠN LÓT EPOXY GIÀU KẼM 

SP ® DUR- EPN – SƠN LÓT CHỐNG RỈ EPOXY

SP ® ZINP 101, 701- SƠN LÓT CHỐNG RỈ KẼM PHOTPHAT 

 

Bằng cách chọn loại sơn chống rỉ phù hợp, chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng, tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất sơn trong quá trình thi công và thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sắt thép có thể “miễn nhiễm” với rỉ sét cũng như duy trì tính bền vững dài lâu.


Trong bài viết này, SP Paint đã thông tin đến các bạn các phương pháp tẩy rỉ sét trên sắt thép hiệu  quả nhất 2023. Để được tư vấn chi tiết về các dòng sơn chống rỉ cho kết cấu thép, vui lòng liên hệ hotline: 024 221 05511 để được hỗ trợ tốt nhất!

Sắt thép là vật liệu dễ bị ăn mòn theo thời gian dưới sự tác động của các yếu tố môi trường. Để đảm bảo sự bền bỉ và đẹp mắt cho các công trình kết cấu thép, việc theo dõi và lên kế hoạch sơn các lớp sơn chống rỉ đúng thời điểm là rất quan trọng. Cùng SP Paint tìm hiểu 4 mốc thời gian quan trọng bạn nên lưu ý khi sơn chống rỉ trong bài viết dưới đây!

 

1. Sơn chống rỉ là gì?

Sơn chống rỉ là một loại sơn được sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại, thường là thép, khỏi ăn mòn và rỉ sét. Sơn chống rỉ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng, bao gồm trong xây dựng (sơn bề mặt thép trong công trình), trong công nghiệp sản xuất (sơn các chi tiết máy móc và thiết bị), trong ô tô (sơn lớp bảo vệ dưới xe), và nhiều ứng dụng khác đòi hỏi bề mặt kim loại phải được bảo vệ khỏi rỉ sét và ăn mòn.

Bề mặt sắt thép thường bị ăn mòn, rỉ sét nếu không được sơn chống rỉ

 

2. Tại sao phải sơn chống rỉ cho các bề mặt thép

 

Sau thời gian dài sử dụng, sắt thép dưới tác động của môi trường bên ngoài rất dễ bị ăn mòn. Sơn chống rỉ (hay còn gọi là sơn chống gỉ) là một phần quan trọng trong việc bảo vệ bề mặt thép khỏi ăn mòn và rỉ sét. Dưới đây là một số lý do quan trọng giải thích tại sao cần phải sơn chống rỉ cho các bề mặt thép:

 

Bảo vệ khỏi ăn mòn: Thép là một loại kim loại dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với không khí, độ ẩm, nước biển, hoặc các hạt bụi và các hạt chất độc hại khác. Sơn chống rỉ tạo ra một lớp màng vật lý hoặc hóa học bảo vệ bề mặt thép khỏi các yếu tố này, giúp kéo dài tuổi thọ của vật liệu và giảm tốc độ ăn mòn.

 

Sơn chống rỉ là giải pháp hữu hiệu bảo vệ sắt thép khỏi ăn mòn

 

Tăng tuổi thọ và giảm chi phí bảo trì: Việc sơn chống rỉ đúng cách có thể giảm bớt chi phí bảo trì sau này bằng cách ngăn chặn rỉ sét và việc phải thay thế hoặc sửa chữa bề mặt thép.

 

Cải thiện hiệu suất cơ học: Sơn chống rỉ có thể cải thiện tính chất cơ học của bề mặt thép, bao gồm độ bám dính, độ bền và độ cứng, làm cho nó trở nên phù hợp hơn cho nhiều ứng dụng khác nhau.

 

Bảo vệ sức khỏe con người: Trong một số trường hợp, sơn chống rỉ còn giúp ngăn chặn việc tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất độc hại hay kim loại nặng có trong bề mặt thép, giúp bảo vệ sức khỏe con người.


 

3. 4 mốc thời gian cần lưu ý khi sơn chống rỉ

3.1. Khô sờ được

Đây là thời điểm khi lớp sơn đã được thi công trên bề mặt kim loại hoặc các vật liệu khác và đã đạt đủ độ khô để bạn có thể sờ vào mà không làm bám sơn lên tay hoặc không làm biến dạng lớp sơn.

 

Khô sờ được là mốc thời gian đầu tiên cần lưu ý khi sơn chống rỉ

 

Khô sờ được không phải là mức độ hoàn toàn khô của sơn bởi lớp sơn phía trong màng sơn vẫn chưa thực sự khô ráo. Trong quá trình sơn, thợ thi công có thể kiểm tra "khô sờ được" bằng cách sờ nhẹ bề mặt và đảm bảo rằng nó không còn bám sơn hoặc dễ biến dạng.

 

3.2. Khô cứng

Khô cứng là trạng thái của lớp sơn sau khi nó đã hoàn toàn khô và đạt độ cứng tối ưu. Điều này có nghĩa là lớp sơn đã thực sự cứng và bám chặt vào bề mặt, không còn dẻo và không dễ bị biến dạng khi chịu áp lực hay va đập nhẹ. Mốc này rất quan trọng bởi nếu thời gian khô chưa đủ mà đã sơn lớp kế tiếp sẽ dễ gặp phải các lỗi về màng sơn khiến màng sơn bị biến dạng.

 

Thông thường, khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sơn và điều kiện môi trường (như nhiệt độ và độ ẩm).

 

3.3. Thời gian phủ lớp kế tiếp

Thời gian cần cho việc sơn lớp kế tiếp trên một lớp sơn chống rỉ có thể thay đổi tùy thuộc vào loại sơn, điều kiện môi trường và quá trình thi công cụ thể.

Sau khi sơn một lớp sơn chống rỉ, bạn cần cho lớp sơn này khô hoàn toàn trước khi áp dụng lớp sơn tiếp theo. Thời gian này thường dao động từ vài giờ đến vài ngày, phụ thuộc vào loại sơn, nhiệt độ, độ ẩm và độ dày của lớp sơn chống rỉ. 

 

Cần tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất sơn về thời gian phủ lớp kế tiếp

 

Thời gian phủ lớp kế tiếp của các loại sơn chống rỉ sẽ có sự khác nhau, vui lòng đọc kỹ thông tin hướng dẫn kĩ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất sơn.

Với sơn SP, quý khách hàng có thể đọc thêm thông tin về các mốc thời gian quan trọng trong quy trình thi công sơn chống rỉ TẠI ĐÂY


 

3.4. Khô cứng hoàn toàn

 

Khi sơn chống rỉ đã khô cứng hoàn toàn, nó thường có khả năng chống lại các yếu tố môi trường bên ngoài như nước, hóa chất và tác động cơ học mà không bị biến dạng. Tại khoảng thời gian này, dung môi sẽ bay hơi hoàn toàn, sơn và kết cấu thép “kết đôi” với nhau tạo nên “lớp giáp sắt” bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự ăn mòn và rỉ sét.

 

Trên đây SP Paint đã thông tin đến các bạn những mốc thời gian quan trọng khi thi công sơn chống rỉ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về thông tin kỹ thuật của các sản phẩm sơn lót chống rỉ hãy LIÊN HỆ ngay với chúng tôi.