• CT4, Tòa nhà Vimeco, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
  • info@sbc-tt.com
    • HOTLINE TƯ VẤN
    • Tư vấn kỹ thuật sơn: 0934518468 (Ms. Thoa)
    • Tư vấn bán hàng Sơn: 0973883409 (Mr. Quyền)
    • Tư vấn sàn sp deck: 0941460336 (Mr.Ninh)
    • Tư vấn tôn lợp: 0916688189 (Mr. Hiếu)
  • Việt Nam English

CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ BỀ MẶT SƠN KẾT CẤU ƯNG Ý, BỀN ĐẸP?

  • 26/08/2023
  • Tin tức

Để duy trì bề mặt kết cấu thép bền lâu đòi hỏi thợ thi công cần nắm được những lưu ý cơ bản khi sơn để có được bề mặt hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Màng sơn bóng đẹp, màu sắc đồng đều không chỉ đáp ứng được các chỉ tiêu về thẩm mỹ mà còn làm tăng tính bảo vệ cho kết cấu.

Trong bài viết này, SP Paint sẽ cung cấp những lưu ý trước khi sơn mà không ít người thợ thi công thường bỏ sót. 

1. CHỌN ĐÚNG DÒNG SƠN

Sơn kết cấu thép được biết đến là hệ sơn chuyên dụng dùng để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện khí hậu tự nhiên, chịu sự tác động của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau. 

 

Để đảm bảo được độ bền của kết cấu, cần phải chọn đúng dòng sơn phù hợp với môi trường ăn mòn cần bảo vệ, số lớp sơn và chiều dày mỗi lớp sơn. Việc chọn đúng dòng sơn cho kết cấu thép sẽ giúp sắt thép không bị ăn mòn trong không khí hoặc biến dạng do chịu tác động của các môi trường đặc biệt, ví dụ như vùng ngập nước mặn hoặc môi trường hóa chất. Tuổi thọ của toàn bộ công trình và khả năng chịu tải của kết cấu sẽ được đảm bảo nếu được bảo vệ bởi các lớp sơn kết cấu phù hợp, chất lượng. 

Dùng sơn chuyên dụng cho kết cấu thép để bảo vệ tốt nhất cho công trình

 

Sơn dùng cho kết cấu thép hiện nay khá đa dạng. Epoxy và Alkyd được biết đến là 2 loại sơn được dùng phổ thông nhất hiện nay. Căn cứ vào mục đích sử dụng, tính chất công trình, điều kiện môi trường mà lựa chọn loại sơn cho phù hợp. Sơn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, đồng thời chất lượng sơn đạt chuẩn để bảo vệ kết cấu thép lâu dài.

 

Cần chú ý, độ dày màng sơn đối với lớp sơn lót và sơn phủ cho kết cấu thép về cơ bản sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng loại sơn mà người thi công cần tuân thủ theo.

 

2. CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG PHÙ HỢP

Dụng cụ thi công cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến bề mặt sơn kết cấu. Hiện nay có rất nhiều dụng cụ thi công sơn trên thị trường, tùy theo đặc tính kỹ thuật, yêu cầu của từng loại sơn mà sử công cụ thi công phù hợp. 


Lựa chọn công cụ thi công phù hợp với từng loại sơn

 

Dưới đây là một vài công cụ thông dụng dùng để thi công sơn kết cấu thép:

  • Với dạng phun, thường sử dụng súng phun

- Có thể sử dụng máy phun sơn thông thường hoặc máy phun sơn áp lực cao (airless spray). 

- Đối với SP Paint, cỡ béc, loại béc, áp lực đầu súng phun tối thiểu sẽ được khuyến cáo sử dụng khác nhau cho từng loại sơn.

- Kích thước đầu phun, áp suất tại đầu súng phun và góc phun cũng được quy định theo từng loại sơn kết cấu.

  • Với cọ hoặc chổi sơn:

Được đề nghị dùng cho công tác sơn dặm vá góc cạnh và diện tích nhỏ nhưng phải đảm bảo đạt độ dày quy định. 

  • Với rulo/con lăn:

Có thể sử dụng cho diện tích nhỏ. Không đề nghị dùng cho lớp chống rỉ đầu tiên. Cần thận để đạt được chiều dày khô quy định.

Chú ý rửa sạch dụng cụ sau khi thi công bằng dung môi phù hợp.

 

3. CHUẨN BỊ, KIỂM TRA BỀ MẶT KỸ CÀNG TRƯỚC KHI SƠN

Nhằm đảm bảo độ bám dính lâu dài của lớp kế tiếp, bề mặt phải sạch, khô và không chứa các tạp chất khác. Khi bề mặt có nước, hơi ẩm, dầu mỡ, các vết gỉ sét cũng như các vết bẩn khác đều không thích hợp để sơn.

 

Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn là một công việc rất quan trọng. Nếu bề mặt được chuẩn bị tốt thì màng sơn sẽ bám dính tốt vào bề mặt nền, do đó nâng cao được tuổi thọ và chất lượng của màng sơn. Ngược lại nếu chuẩn bị bề mặt không tốt thì màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc gây phá hủy màng sơn và bề mặt nền.

Xử lý bề mặt trước khi sơn là điều kiện thiết yếu khi thi công

 

Thông thường sơn kết cấu của SP có các yêu cầu nhất định về chuẩn bị bề mặt như:

- Bề mặt phải khô, sạch, không dính tạp chất khác. 

- Bề mặt phải xử lý theo tiêu chuẩn ISO 8504 

  • Bề mặt thép mới chưa xử lý: Độ sạch phun hạt đạt tiêu chuẩn Sa 2.5 ( ISO 8501-1:1998 ). Có thể chấp nhận làm sạch cơ học đạt tiêu chuẩn tối thiểu St2 ( ISO 8501-1:1998 ) tùy theo mục đích sử dụng 

  • Bề mặt thép đã được sơn lớp chống rỉ tạm thời: Bề mặt lớp sơn lót chống rỉ tạm thời thích hợp phải sạch, khô, không bị hư hại và không có tạp chất như dầu mỡ, bụi bẩn bám vào 

  • Bề mặt có lớp sơn cũ: Lớp sơn chống rỉ thích hợp phải khô, sạch, không bị hư hại. 

 

4. XEM XÉT ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT TRƯỚC KHI SƠN

Để có được bề mặt sơn kết cấu ưng ý, các yếu tố bên ngoài như “thiên thời, “địa lợi” cũng cần đặc biệt lưu tâm. Thời gian khô của sơn sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của môi trường thi công. Nhiệt độ cao và thông thoáng tốt sẽ giúp cho sơn khô nhanh hơn.

Thi công sơn trong điều kiện thời tiết phù hợp đảm bảo bề mặt kết cấu đạt chuẩn

 

Hệ sơn kết cấu của SP Paint thường yêu cầu nhiệt độ bề mặt thi công tối thiểu đạt 10°C và cao hơn 3°C so với điểm sương của không khí. Độ ẩm môi trường thi công ≤ 85%. Một số yếu tố thời tiết khác cũng cần lưu ý:

- Nhiệt độ hoàn hảo để thi công sơn bảo vệ là không quá 35°C. 

- Gió: Không thực hiện sơn khi có gió mạnh, gió to sẽ khiến bụi bẩn bị gió thổi, bám dính vào sơn. 

- Mưa: Không tiến hành sơn khi trời mưa vì mưa sẽ làm trôi sơn.

 

Trên đây, sơn SP đã bật mí những lưu ý khi thi công sơn để có được bề mặt sơn kết cấu ưng ý, bền đẹp. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho kết cấu của mọi công trình bền đẹp, thẩm mỹ.

SP Paint với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phân phối các sản phẩm sơn chuyên dụng cho kết cấu thép đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều khách cho các dự án trong và ngoài nước. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về màu sơn và nhận hướng dẫn kỹ thuật chi tiết nhất.

CONTACT US >>

 

 

Bài viết khác